Mới: Tới đây, sẽ siết chặt trách nhiệm khi bỏ quên trẻ trên xe ô tô

Vừa qua, Quốc hội đã đề xuất sẽ siết chặt trách nhiệm khi bỏ quên trẻ trên xe ô tô trong thời gian tới.

Sẽ xác định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động đưa đón trẻ tới trường

Tới đây, 02 dự luật: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật đường bộ sẽ bổ sung thêm quy định và gắn trách nhiệm của đơn vị vận tải, cơ sở giáo dục đào tạo trong việc tổ chức các hoạt động đưa đón, đảm bảo an toàn cho con trẻ.

Theo đó, dự luật sẽ buộc các đối tượng thực hiện dịch vụ vận tải đưa đón học sinh phải có các kế hoạch nâng cao chất lượng phương tiện, yêu cầu về tài xế cũng như các phương thức quản lý phù hợp với từng đối tượng.

Đồng thời, thực hiện đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn trong tham gia giao khi thực hiện việc vận chuyển, đưa đón học sinh các cấp trong thời gian tới.

de-xuat-se-siet-chat-trach-nhiem-khi-bo-quen-tre-tren-xe-o-to
Sẽ siết chặt trách nhiệm khi bỏ quên trẻ trên xe ô tô trong thời gian tới (Ảnh minh họa)

Sẽ quy định cụ thể về điều kiện đối với dịch vụ vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô

Hiện nay, việc quản lý hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô vẫn chưa có bất cứ quy định nào mà chỉ đơn giản là loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng hợp đồng thông thường.

Vì vậy, trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ dự kiến được thông qua tại Kỳ họp Quốc hội thứ 7 đã bổ sung thêm 01 điều khoản về việc bảo đảm an toàn, trật tự đối với xe ô tô chở học sinh, trẻ em mầm non.

Cụ thể, tại Điều 46 Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ bổ sung thêm điều khoản về đảm bảo an toàn giao thông trong việc chở các em học sinh, trẻ mầm non bằng ô tô trong thời gian tới. Cụ thể:

Đối với xe ô tô chở học sinh

- Phải đảm bảo được các điều kiện theo quy định.

- Phải đáp ứng được các quy định về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Có chứng nhận bảo đảm chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền.

- Có niên hạn sử dụng không quá 20 năm.

- Trên xe bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

- Xe từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) phải gắn thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.

- Xe chở học sinh mầm non, tiểu học bắt buộc phải có dây đai an toàn hoặc ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định.

- Có màu sơn theo quy định của Chính phủ, thiết kế xe sao cho người bên ngoài có thể quan sát vào trong xe.

Đối với người giám sát và tài xế lái xe

- Khi đưa đón học sinh (đặc biệt là học sinh mầm non, tiểu học), bắt buộc phải bố trí tối thiểu 01 người quản lý trên mỗi xe ô tô để hướng dẫn, giám sát, đảm bảo an toàn, duy trì trật tự cho các em trong suốt chuyến đi.

- Trường hợp xe trên 30 chỗ, chở trên 29 học sinh phải bố trí tối thiểu 02 người quản lý trên mỗi xe. Theo đó, tuyệt đối không được để học sinh lại trên xe khi người lái xe và người quản lý đã rời khỏi xe.

- Người lái xe ô tô đưa đón học sinh phải có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lái xe vận tải hành khách.

- Lái xe và người giám sát, quản lý học sinh bắt buộc phải được thông qua các buổi xây dựng, tập huấn kỹ năng, quy trình đảm bảo an toàn khi đưa đón học sinh, trẻ em mần non.

- Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, trật tự khi tham gia giao thông đường bộ khi thực hiện đưa đón học sinh, trẻ mầm non thuộc đơn vị.

Đối với việc đỗ xe 

- Xe đưa đón học sinh, trẻ mầm non sẽ được ưu tiên trong tổ chức, phân luồng và điều tiết giao thông.

- Được sắp xếp, bố trí nơi dừng, đỗ tại khu vực trong trường học và tại các điểm trên lộ trình đưa đón học sinh.

Như vậy tới đây, khi các quy định được đồng bộ, dự luật cũng ghi rõ “Hoạt động vận tải đưa đón học sinh, trẻ mầm non bằng ô tô phải tuân thủ quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ”

Theo đó, sẽ xác định rõ và phân biệt loại phương tiện đưa đón học sinh với các loại hình kinh doanh vận tải hành khách khác. Đồng thời có cơ chế riêng biệt để quản lý chặt chẽ đối với các loại phương tiện đưa đón học sinh, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.

Như vậy, trên đây là cập nhật của LuatVietnam về đề xuất sẽ siết chặt trách nhiệm khi bỏ quên trẻ trên xe ô tô.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Thêm trường hợp nào xe máy "kẹp 3" mà không bị phạt? (Đề xuất)

Thêm trường hợp nào xe máy

Thêm trường hợp nào xe máy "kẹp 3" mà không bị phạt? (Đề xuất)

Hiện nay theo Luật giao thông đường bộ hiện hành, người tham gia giao thông không được quyền “kẹp 3” trừ một trong 03 trường hợp được quy định tại Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008. Tuy nhiên mới đây, Bộ Công an đang lấy ý kiến đề xuất trường hợp xe máy được kẹp 3 từ 01/7/2024 sắp tới.