Trả góp tiền nộp phạt giao thông như thế nào?

Người vi phạm có thể xin trả góp tiền nộp phạt giao thông theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính nếu đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế.

Điều kiện trả góp tiền nộp phạt giao thông

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về trả góp tiền nộp phạt giao thông. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, sửa đổi bởi Luật số 67/2020/QH14, người vi phạm hành chính có thể nộp tiền phạt nhiều lần nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Người vi phạm bị phạt tiền từ 15 triệu đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150 triệu đồng trở lên đối với tổ chức;

- Người vi phạm đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có xuất trình đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần.

Trong đơn đề nghị phải được Ủy ban nhân dân xã nơi người đó cư trú/cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập/làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.

Đối với đơn đề nghị của tổ chức thì phải được Ủy ban nhân dân xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý xác nhận tổ chức có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.

Như vậy, nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, người vi phạm giao thông có thể nộp tiền phạt nhiều lần.

Trả góp tiền nộp phạt giao thông như thế nào?
Trả góp tiền nộp phạt giao thông như thế nào? (Ảnh minh họa)

Thủ tục trả góp tiền nộp phạt giao thông

Căn cứ theo quy định tại Điều 78, 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính, quy trình nộp tiền phạt nhiều lần thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần

Người vi phạm nộp đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần cho người/cơ quan đã ra quyết định phạt tiền. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải được ban hành dưới hình thức bằng văn bản.

Mẫu đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…, ngày… tháng… năm…

ĐƠN XIN NỘP PHẠT NHIỀU LẦN


Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008,

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012,

Căn cứ Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012


Kính gửi: Công an xã/huyện/tỉnh …..

Họ và tên: ……………………………… Sinh ngày: ……………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ………

Ngày cấp: ………. Nơi cấp: ………………….

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………….…….

Chỗ ở hiện tại: .…………………………………………………………….………

Tôi xin được tường trình sự việc như sau: Vì lý do……………………………….. ………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị Quý cơ quan xem xét cho tôi được nộp phạt nhiều lần

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trên đây là đúng sự thật, nếu sai sót thì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời trình bày của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của UBND   

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Bước 2: Nộp phạt

Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.

Số lần nộp tiền phạt tối đa là 03 lần, trong đó lần đầu nộp phạt ít nhất 40% tổng số tiền phạt.

Trong thời hạn quy định tại quyết định xử phạt, cá nhân/tổ chức bị phạt phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp qua phương thức chuyển khoản đến tài khoản của Kho bạc Nhà nước.

Tại các khu vực sâu, vùng xa, biên giới, và vùng núi nơi việc di chuyển gặp khó khăn, người vi phạm có thể nộp phạt trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm thu tiền phạt và nộp cho Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, tính từ ngày thu tiền phạt.

Trên đây là thông tin về: Trả góp tiền nộp phạt giao thông như thế nào? Nếu có vướng mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành có quy định nhiều tình tiết tăng nặng khi quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu các tình tiết tăng nặng bao gồm: Vi phạm hành chính có tổ chức; Vi phạm hành chính có tính chất côn đồ; Vi phạm hành chính có quy mô lớn.