Nhờ người khác đi nộp phạt vi phạm giao thông được không?

Vì nhiều lý do, người vi phạm giao thông không đi nộp phạt được, trường hợp này có thể nhờ người khác nộp phạt hộ không?

Các hình thức nộp phạt vi phạm giao thông

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

Thứ nhất, nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;

Thứ hai, nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;

Thứ ba, nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 56, Khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam…

Thứ tư, nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

Nhờ người khác đi nộp phạt vi phạm giao thông

Nhờ người khác đi nộp phạt vi phạm giao thông được không? (Ảnh minh họa)

Nhờ người nộp phạt vi phạm giao thông hộ

Căn cứ Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền:

1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Do đó, có thể nhờ người khác nộp phạt vi phạm giao thông hộ mình.

Lưu ý, khi làm văn bản ủy quyền phải có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng. Trong văn bản ủy quyền cần ghi rõ số Chứng minh nhân dân của người ủy quyền và người nhận ủy quyền.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, các giấy tờ bị tạm giữ sẽ được gửi trả qua đường bưu điện bằng hình thức bảo đảm cho cá nhân, tổ chức vi phạm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.

Tuy nhiên, người vi phạm có thể đăng ký nộp tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ qua hệ thống bưu điện theo tinh thần của Nghị quyết 10/NQ-CP. Điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn.

Xem thêm: Nghị định 46 2016 xử phạt vi phạm giao thông

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt chuyển hướng “xanh hóa” thương hiệu cùng Túi vải Hoàng Phát

Doanh nghiệp Việt chuyển hướng “xanh hóa” thương hiệu cùng Túi vải Hoàng Phát

Doanh nghiệp Việt chuyển hướng “xanh hóa” thương hiệu cùng Túi vải Hoàng Phát

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến yếu tố “xanh” trong sản xuất và tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt Nam đang không ngừng tìm kiếm những giải pháp vừa thân thiện với môi trường, vừa gia tăng hiệu quả truyền thông thương hiệu. Một trong những xu hướng nổi bật chính là việc sử dụng túi vải thay thế túi nilon dùng một lần trong các hoạt động quảng bá, sự kiện và tri ân khách hàng.

Tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, thành: Danh sách 52 tỉnh thành sắp xếp theo tiêu chí mới (dự kiến)

Tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, thành: Danh sách 52 tỉnh thành sắp xếp theo tiêu chí mới (dự kiến)

Tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, thành: Danh sách 52 tỉnh thành sắp xếp theo tiêu chí mới (dự kiến)

Thông tin về sáp nhập đơn vị hành chính hiện đang nhận được sự quan tâm rất nhiều từ dư luận. Dưới đây là thông tin mới về về đự kiến danh sách 52 tỉnh thành sắp xếp theo tiêu chí mới và các vấn đề liên quan.

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.