Thủ tục nộp phạt giao thông qua bưu điện

Việc cho phép người vi phạm giao thông nộp phạt giao thông và nhận giấy tờ qua đường bưu điện có ý nghĩa rất lớn với người vi phạm nhất là khi họ không sinh sống tại địa phương nơi xảy ra vi phạm hành chính.

Chính phủ cho phép nộp phạt qua bưu điện từ năm 2016

Tại Nghị quyết 10/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2016, Chính phủ đã thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu, nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.

Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cho các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công an, Tài chính, Giao thông Vận tải, Tư pháp, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan liên quan hỗ trợ, hướng dẫn Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức thực hiện.

Vì thế, Cục Cảnh sát giao thông và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN, theo đó từ 01/7/2016, người vi phạm có thể nộp phạt vi phạm giao thông qua dịch vụ của bưu điện.

Thủ tục nộp phạt giao thông qua bưu điện
Thủ tục nộp phạt giao thông qua bưu điện (Ảnh minh họa)

Thủ tục nộp phạt giao thông qua bưu điện

Theo hướng dẫn tại Thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN ngày 15/6/2016 giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về thu nộp hộ tiền xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ tới tay công dân theo yêu cầu, người vi phạm nếu chọn nộp phạt qua bưu điện sẽ thực hiện qua những bước sau:

- Đăng ký với cơ quan Công an thông bằng cách ghi và ký vào mặt sau tờ biên bản vi phạm (bản cơ quan Công an lưu);

- Người vi phạm đến bưu điện gần nhất để đăng ký và nộp tiền bao gồm tiền phạt và phí dịch vụ bưu điện;

- Khi nhận được tiền nộp phạt, Cảnh sát giao thông sẽ chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người vi phạm. Bưu điện có trách nhiệm chuyển phát nhanh chóng, chính xác, an toàn giấy tờ tới tận tay người nhận;

- Người vi phạm nhận lại giấy tờ từ bưu điện và ký xác nhận.

Người vi phạm giao thông tại các trung tâm tỉnh, thành phố sẽ nhận lại giấy tờ trong vòng tối đa 02 ngày, đối với các huyện và tỉnh thành khác là  03 - 05 ngày.

Trong trường hợp thất lạc, hỏng, mất mát giấy tờ tạm giữ, bưu điện có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan để cấp lại cho người vi phạm. Bưu điện chịu trách nhiệm về các chi phí cấp lại giấy tờ tạm giữ theo quy định và phí dịch vụ chuyển phát nhanh.

Nếu không muốn nộp phạt qua bưu điện, người vi phạm cũng có thể chọn nộp phạt tại Kho bạc hoặc nộp phạt trực tiếp (trong một số trường hợp) và nhận lại giấy tờ qua đường bưu điện.

Cụ thể, theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 97/2017/NĐ-CP) thì trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt bằng cách nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt và gửi quyết định xử phạt cho người vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt phải gửi trả lại cá nhân các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.

Hiện nay, ngoài nộp phạt qua bưu điện, qua Kho bạc, người vi phạm còn có thể nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến nhanh chóng, thuận tiện.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?