Năm 2021, vi phạm bản quyền hình ảnh bị phạt như thế nào?
Hình ảnh là loại hình tác phẩm được công chúng sử dụng phổ biến nên rất dễ xảy ra tình trạng vi phạm bản quyền. Để khắc phục và hạn chế việc vi phạm bản quyền hình ảnh, mức xử phạt cho hành vi này được quy định khá cao.
Bản quyền hình ảnh là quyền với tác phẩm nhiếp ảnh
Theo điểm h khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tác phẩm nhiếp ảnh là một trong những loại hình được bảo hộ quyền tác giả. Bản quyền hình ảnh là quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh.
Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định rõ về tác phẩm nhiếp ảnh như sau:
“Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích”.
Quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không bắt buộc phải đăng ký hay công bố (theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).
Vi phạm bản quyền hình ảnh (Ảnh minh hoạ)
Vi phạm bị phạt tới tới 35 triệu đồng
Căn cứ Điều 9, 10, 17, 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
TT |
Hành vi vi phạm |
Mức phạt tiền |
Biện pháp khắc phục hậu quả |
1 |
Sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm (Điều 9) |
Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng
|
- Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng - Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm |
2 |
Tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (khoản 1 Điều 10)
|
Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng
|
- Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm - Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm |
3 |
Xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (khoản 2 Điều 10)
|
Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng
|
- Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm - Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm |
4 |
Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả (Điều 17) |
Phạt tiền từ 15 - 30 triệu đồng
|
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm
|
5 |
Sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả (Điều 18)
|
Phạt tiền từ 15 - 35 triệu đồng
|
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm |
Như vậy, vi phạm bản quyền hình ảnh có thể bị xử phạt lên tới 35 triệu đồng. Bên cạnh đó, để bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
>> Cover bài hát của người khác khi nào thì đúng luật?
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Nhãn hiệu nổi tiếng là gì? Tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng? (21/12/2020 15:00)
- Thời gian đăng ký nhãn hiệu 2021 mất bao lâu? Cần phải làm những gì? (16/12/2020 15:00)
- Quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu: Hiểu sao cho đúng? (10/12/2020 15:00)
- Kinh nghiệm đăng ký nhãn hiệu: 4 lỗi cơ bản thường gặp (04/12/2020 15:00)
- Xuất xứ và nơi sản xuất khác nhau như thế nào? (02/12/2020 15:00)
- Hướng dẫn cách viết bản mô tả sáng chế chuẩn nhất 2021 (26/11/2020 15:00)
- Năm 2021, muốn đăng ký bản quyền bài hát phải làm thế nào? (23/11/2020 15:00)
- Năm 2021, đăng ký nhãn hiệu ở đâu? Chi phí thế nào? (20/11/2020 15:00)
- Năm 2021, vi phạm bản quyền hình ảnh bị phạt như thế nào? (17/11/2020 15:00)
- Quyền liên quan đến tác giả 2021: Đối tượng nào được bảo hộ? (12/11/2020 15:00)
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất (26/02/2021 15:00)
- Bitcoin - pháp luật Việt Nam quy định thế nào? (25/02/2021 15:00)
- Khi nào phải thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp? (24/02/2021 15:00)
- Điểm mới của Thông tư 116/2020/TT-BTC về quản trị công ty đại chúng (23/02/2021 15:00)
- Hướng dẫn cách tra cứu thông tin doanh nghiệp chính xác (22/02/2021 15:00)
- So sánh chế độ trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn (19/02/2021 15:04)
- 4 hình thức tổ chức lại doanh nghiệp: Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập (09/11/2020 15:00)
- Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý mới nhất 2021 cần biết (07/11/2020 12:00)
- Mới: Hướng dẫn thủ tục thành lập văn phòng đại diện 2021 (06/11/2020 15:00)
- Bảo hộ tên thương mại: Có cần phải đi đăng ký? (05/11/2020 15:00)
- Hướng dẫn xin Giấy phép nấu rượu thủ công năm 2021 (04/11/2020 19:30)