Vi phạm quyền tác giả là gì? Xử phạt thế nào?

Gần đây, các hiện tượng vi phạm quyền tác giả ngày càng trở nên phổ biến, gây bức xúc trong dư luận. Để ngăn ngừa và xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả, pháp luật đã có những quy định về xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức thực hiện.

1. Vi phạm quyền tác giả là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009, quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, ngôn ngữ, phương tiện, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Hành vi xâm phạm bản quyền tác giả có thể hiểu là hành vi chiếm đoạt, sao chép, mạo danh tác giả, công bố, phân phối tác phẩm, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào mà không có sự đồng ý của tác giả/chủ sở hữu.

Cụ thể, các hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2022 như sau:

- Xâm phạm quyền nhân thân như: Quyền đặt tên, đứng tên trên tác phẩm, công bố tác phẩm…

- Xâm phạm quyền tài sản như: Làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn, phân phối, bán, cho thuê…

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định về xin phép, trả tiền bản quyền…

- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình…

- Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

- Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả...

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung…

vi pham quyen tac gia

2. Vi phạm quyền tác giả bị phạt như thế nào?

Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với một số vi phạm quyền tác giả như sau:

Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm:

Hành vi

Mức phạt

Sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

02 - 03 triệu đồng

Tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

03 - 05 triệu đồng

Xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả, công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu, làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu, biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu.

05 - 10 triệu đồng

Biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

10 - 15 triệu đồng

Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

15 - 30 triệu đồng

Sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

15 - 35 triệu đồng

3. Cách xử lý khi phạt hiện có vi phạm quyền tác giả

Nếu phát hiện có vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, chủ sở hữu có thể xử lý như sau:

Bước 1: Phân tích hành vi xâm phạm

Phân tích hành vi xâm phạm để tìm kiếm và phát hiện ra những chứng cứ vi phạm. Từ đó quyết định có hành vi xâm phạm bản quyền tác giả và tính đến các bước tiếp theo để xử lý vi phạm này.

Bước 2: Gửi thư cảnh báo

Gửi thư cảnh báo nhằm nhắc nhở bên vi phạm và cũng như tạo cơ hội cho hai bên có thể thương lượng phương án giải quyết dễ dàng, giảm bớt thủ tục phức tạp.

Trường hợp đã gửi thư cảnh báo mà bên vi phạm dừng hành vi, hai bên thỏa thuận thống nhất tự giải quyết và đền bù nếu có thiệt hại thì dừng ở bước này.

Trường hợp bên xâm phạm không chấm dứt hành vi thì nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.

Bước 3: Nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vi phạm quyền tác giả quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ là: Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy Ban Nhân Dân các cấp.

Nếu có nhu cầu tư vấn về vi phạm quyền tác giả, quý khách hàng vui lòng gọi ngay đến số 0938.36.1919  để được các chuyên viên pháp lý doanh nghiệp của LuatVietnam hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục