Bản quyền và quyền tác giả có phải là một?

Thực tế hiện nay, bản quyền và quyền tác giả đều được dùng chung và không có bất cứ sự khác biệt nào. Vậy bản quyền và quyền tác có phải là hai khái niệm đồng nhất không?

Bản quyền và quyền tác giả cùng là một?

Trước tiên, có thể thấy rằng, mặc dù pháp luật của các nước quy định về quyền tác giả tương đối giống nhau (cơ bản đều bao gồm các quy định về đối tượng bảo hộ quyền tác giả, các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, thời hạn bảo hộ quyền tác giả…) nhưng có nước dùng thuật ngữ quyền tác giả, một số nước khác lại sử dụng thuật ngữ bản quyền.

Quyền tác giả là thuật ngữ của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law) trong khi đó bản quyền lại là thuật ngữ của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Common Law).

Đây là hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, do quan niệm, tư duy pháp luật của hai hệ thống này khác nhau, dẫn đến một số nội dung tuy cùng chỉ một khái niệm nhưng nội hàm của các từ này lại không đồng nhất.

Theo đó, dù đều là các khái niệm để chỉ về các quyền đối với tác phẩm nhưng giữa bản quyền và quyền tác giả vẫn có những khác biệt nhất định.

Nói ngắn gọn, các nước thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa (trong đó tiêu biểu là Pháp) sử dụng thuật ngữ quyền tác giả xuất phát từ quan điểm gắn chặt mối quan hệ giữa tác giả với tác phẩm, chú trọng đến việc bảo hộ quyền của tác giả, đặc biệt là các quyền tinh thần của người sáng tạo ra tác phẩm.

Trong khi quyền tác giả coi người sáng tạo ra tác phẩm - tác giả là trung tâm và bảo hộ các quyền về cả quyền nhân thân và quyền tài sản thì bản quyền ưu tiên bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền tác giả hơn là chính tác giả.

Các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh - Mỹ sử dụng thuật ngữ bản quyền lại xuất phát từ khía cạnh thương mại, nhấn mạnh đến quyền sao chép, nhân bản tác phẩm, tức là chú trọng đến giá trị kinh tế của tác phẩm, chứ không phải là nhân thân tác giả, do đó quyền tinh thần của tác giả không mấy được coi trọng.

Tuy nhiên, do sự hội nhập của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, pháp luật của các nước giao thoa với nhau nên những khác biệt này cũng dần được thay đổi, hoà hợp với nhau hơn.

Hệ thống các văn bản pháp luật tại Việt Nam hiện tại sử dụng thuật ngữ chính thức đó là quyền tác giả.

bản quyền và quyền tác giảBản quyền và quyền tác giả có phải là một? (Ảnh minh họa) 

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả mới nhất

Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo hướng dẫn tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009, thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:

Đối tượng

Thời hạn

Quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm)

Vô thời hạn

Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản, bao gồm:

- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh

75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên

- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình

100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.

- Các tác phẩm không thuộc loại hình trên

Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

- Đối với tác phẩm khuyết danh mà khi các thông tin về tác giả xuất hiện

Suốt cuộc đời và 50 năm sau khi tác giả chết.

Thời hạn bảo hộ theo quy định tại chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.


Trên đây là giải đáp về điểm khác biệt cơ bản giữa bản quyền và quyền tác giả. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Sự khác nhau giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ nhân thân sử dụng trong hầu hết các giao dịch, trong đó có giao dịch ngân hàng. Rất nhiều người cho rằng, không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản, quan điểm này có đúng không?

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Tài nguyên rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng trên thực tế, rừng đang ngày càng suy kiệt. Vậy biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng đang là vấn đề thực sự nhức nhối. Những biện pháp đó sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.