Công ty cổ phần được hoạt động theo những mô hình nào?

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có thể hoạt dưới nhiều mô hình. Và công ty có quyền được lựa chọn hoạt động theo một trong các mô hình đó.


1. Công ty cổ phần là gì?

Theo khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

- Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sẽ sở hữu cổ phần. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Lợi nhuận mà cổ đông nhận được từ việc sở hữu cổ phần là cổ tức;

- Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu;

- Công ty cổ phần có đầy đủ các yếu tố để được coi là có tư cách pháp nhân theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty chính thức có tư cách pháp nhân.


2. Mô hình hoạt động công ty cổ phần

Theo quy định tại khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần có thể được tổ chức dưới 02 mô hình sau:

Mô hình 1

Mô hình 2

- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ);

- Hội đồng quản trị (HĐQT);

- Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Đại hội đồng cổ đông;

- Hội đồng quản trị;

- Giám đốc hoặc Tổng giám đố

Lưu ý: Trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát

Lưu ý: Trường ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị

1.2. Mô hình thứ nhất

- Đại Hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

Theo Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, ĐHĐCĐ có một số quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Thông qua định hướng phát triển của công ty;

+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

+ Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;

+ Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

+ Thông qua báo cáo tài chính hằng năm...

mo hinh cong ty co phanCác mô hình hoạt động của công ty cổ phần (Ảnh minh hoạ)
 

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty.

Theo khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, HĐQT có quyền và nghĩa vụ nổ bật sau đây:

+ Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

+ Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

+ Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty...

- Ban kiểm soát:

+ Ban kiểm soát sẽ có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

+ Ban kiểm soát có thể có hoặc không trong công ty cổ phần. Trường hợp công ty lựa chọn tổ chức hoạt động theo mô hình thứ nhất, nếu có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

Căn cứ Điều 170 Luật Doanh nghiệp 2020, Ban kiểm soát sẽ có 02 vai trò chính trong công ty cổ phần như sau:

+ Giám sát việc quản trị nội bộ và hoạt động kinh doanh của công ty;

+ Xem xét, thẩm định công tác kế toán và báo cáo tài chính của công ty...

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc:

Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên HĐQT hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Theo khoản 3 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có một số quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:

+ Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của HĐQT;

+ Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT;

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị...;

1.2. Mô hình thứ hai

Mô hình này không bắt buộc phải thành lập Ban Kiểm soát mà thay vào đó là Uỷ ban kiểm toán (UBKT) thuộc HĐQT.

UBKT là cơ quan chuyên môn thuộc HĐQT. UBKT có từ 02 thành viên trở lên. Chủ tịch UBKT phải là thành viên độc lập HĐQT. Các thành viên khác của UBKT phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành.

Căn cứ khoản 3 Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2020, một số quyền và nghĩa vụ của Uỷ ban kiểm toán:

- Giám sát tính trung thực của báo cáo tài chính của công ty và công bố chính thức liên quan đến kết quả tài chính của công ty;

- Rà soát hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro;

- Rà soát giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐQT hoặc ĐHĐCĐ và đưa ra khuyến nghị về những giao dịch cần có phê duyệt của HĐQT hoặc ĐHĐCĐ...

Như vậy, công ty cổ phần có 02 mô hình hoạt động. Ngoài hai mô hình này, công ty cổ phần cũng có thể thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý nếu pháp luật chứng khoán có quy định khác.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng dâif 1900.6192 để được giải đáp chi tiết.

>> 13 thay đổi liên quan đến công ty cổ phần từ 2021

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.