Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp tư nhân

Mỗi loại hình doanh nghiệp thì sẽ có sơ đồ tổ chức công ty khác nhau, biểu thị việc vận hành, tổ chức các hoạt động nội bộ, phân chia vị trí và trách nhiệm của từng phòng ban. Vì vậy việc xây dựng sơ đồ tổ chức công ty sao cho phù hợp với doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn thông qua bài dưới đây.

1. Sơ đồ tổ chức công ty là gì?

Sơ đồ tổ chức công ty có tên tiếng anh là Organogram. Đây là dạng sơ đồ miêu tả trực quan cấu trúc bên trong của một doanh nghiệp bao gồm các vị trí, vai trò, trách nhiệm của các thành viên và mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty.

Sơ đồ tổ chức công ty giúp mỗi nhân viên xác định được vai trò và nhiệm vụ của bản thân, từ đó khiến mỗi cá nhân có thể định hướng được con đường thăng tiến trong sự nghiệp. Điều này góp phần tạo ra động lực làm việc và hiệu suất công việc cũng sẽ tăng cao hơn. Vậy một sơ đồ tổ chức công ty sẽ cần thể hiện được những yếu tố sau đây:

  • Hiển thị hệ thống thứ bậc, cấu trúc nội bộ, các vị trí, chức danh và quyền hạn của mỗi cá nhân trong công ty.

  • Thể hiện vai trò và nhiệm vụ của từng cá nhân và mỗi bộ phận trong tổ chức, phân chia công việc hợp lý và giảm thiểu những sự nhầm lẫn không đáng có trong quá trình làm việc nhằm tăng hiệu quả công việc hơn.

  • Lưu trữ thông tin liên hệ của nhân viên, đặc biệt đối với các công ty quy mô lớn.

  • Giúp quản lý dễ dàng nắm bắt số lượng nhân viên, đặc biệt khi có các vấn đề phát sinh hoặc cần phân bổ nhân sự hợp lý.

  • Sơ đồ giúp nhân viên thấy được cơ hội thăng tiến cá nhân và định hướng phát triển của công ty.

2. Mẫu sơ đồ tổ chức công ty theo từng loại hình doanh nghiệp

2.1 Mẫu sơ đồ tổ chức đối với công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà trong đó vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau, nhỏ nhất gọi là cổ phần. Các thành viên của công ty hay còn gọi là cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị cổ phần mà họ nắm giữ và có thể sở hữu một hoặc nhiều cổ phần. Công ty có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 quy định công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây.

Mô hình 1: 

- Đại hội đồng cổ đông

- Hội đồng quản trị

- Giám đốc/Tổng giám đốc

- Ban kiểm soát

Nếu trong trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì Ban kiểm soát sẽ không bắt buộc phải có.

sơ đồ tổ chức công ty
Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần theo mô hình 1 (Ảnh minh hoạ)

Mô hình 2: 

- Đại hội đồng cổ đông

- Hội đồng quản trị

- Giám đốc/Tổng giám đốc

Trong trường hợp có ít nhất 20% số thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị và phải  có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị sẽ ban hành cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty.

2.2 Mẫu sơ đồ tổ chức đối với công ty TNHH một thành viên

Theo Luật doanh nghiệp 2020 công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp mà chủ sở hữu có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản trong phạm vi vốn góp là loại hình rất phù hợp dành cho những cá nhân muốn khởi nghiệp.

Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là cá nhân bao gồm: Chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc.

Mẫu sơ đồ tổ chức công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là cá nhân
Mẫu sơ đồ tổ chức công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là cá nhân (Ảnh minh hoạ)

Đối với sơ đồ tổ chức công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là tổ chức hoạt động bằng hình thức hội đồng thành viên và giám đốc/tổng giám đốc hoặc dưới sự quản lý của chủ tịch công ty.

2.3 Mẫu sơ đồ tổ chức đối với công ty TNHH hai thành viên

Công ty TNHH hai thành viên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH hai thành viên trở lên gồm có: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nếu trong trường hợp công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát.

Mẫu sơ đồ tổ chức công ty TNHH hai thành viên
Mẫu sơ đồ tổ chức công ty TNHH hai thành viên (Ảnh minh hoạ)

2.4 Mẫu sơ đồ tổ chức đối với công ty hợp danh

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Sơ đồ tổ chức của công ty hợp danh sẽ bao gồm Hội đồng thành viên có người đứng đầu là Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc.

mau-so-do-to-chuc-cong-ty-hop-danh
Mẫu sơ đồ tổ chức của công ty hợp danh (Ảnh minh hoạ)

2.5 Mẫu sơ đồ tổ chức đối với doanh nghiệp tư nhân

Theo Luật doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong doanh nghiệp.

Mẫu sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp tư nhân
Mẫu sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp tư nhân (Ảnh minh hoạ)

3. Tầm quan trọng của sơ đồ tổ chức công ty đối với các doanh nghiệp

Sơ đồ tổ chức công ty là hình ảnh đại diện thể hiện tầm nhìn và sứ mệnh của mỗi doanh nghiệp mang tới, giúp cho những những nhà đầu tư hoặc đối tác đang quan tâm tới công ty có thể hiểu rõ về mô hình tổ chức và hoạt động của công ty để đưa ra quyết định hợp lý.

Đồng thời cũng đủ linh hoạt để phát triển các lợi thế cạnh tranh cho chiến lược trong tương lai. Nó không chỉ hỗ trợ trong việc quản lý, giao tiếp và phân công trách nhiệm mà còn giúp làm rõ mối quan hệ giữa các cá nhân và bộ phận.

Phân bố nguồn lực hợp lý cho từng công việc cụ thể và xác định rõ trách nhiệm,phân cấp quyền hạn trong doanh nghiệp và cách thức thể hiện vai trò của mỗi thành viên.

Vì vậy nên mọi người  có thể xác định công việc được thực hiện như thế nào, ai quản lý, ai báo cáo cho ai và quan trọng nhất là ai chịu trách nhiệm với kết quả công việc.

Sơ đồ giúp cải thiện hiệu quả làm việc và tối ưu hóa quy trình quản lý và cung cấp cái nhìn tổng quan về cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

Việc xây dựng một sơ đồ tổ chức công ty phù hợp là điều rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp dù là đang trong bất kỳ giai đoạn nào. Điều này góp phần tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Kết luận

Bài viết trên gợi ý một số mẫu sơ đồ tổ chức công ty, là nguồn tham khảo giúp các công ty thiết kế sơ đồ phù hợp với mô hình doanh nghiệp.

Đồng thời bài viết cũng giải đáp được những thắc mắc của các bạn về sơ đồ tổ chức công ty và hiểu rõ hơn về những vai trò quan trọng trong việc xây dựng sơ đồ tổ chức phù hợp với loại hình doanh nghiệp.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

Trong những năm gần đây, các cụm từ “toàn cầu hóa”, “khu vực hóa” dần trở nên phổ biến. Khu vực hóa là xu thế tất yếu phải diễn ra bên cạnh toàn cầu hóa. Vậy thế nào là khu vực hóa? Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển như Việt Nam là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Cấu trúc của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Cấu trúc của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Cấu trúc của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Các chức năng quan trọng mà hệ quản trị cơ sở dữ liệu mang lại, cũng như vai trò thiết yếu của hệ cơ sở dữ liệu trong việc duy trì hiệu suất của hệ thống thông tin như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc sở hữu vốn tiếng Anh pháp lý mở ra cho người học nhiều cơ hội nghề nghiệp trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao chất lượng thực tế lại là băn khoăn của rất nhiều người hiện nay.