Đại lý hải quan là gì? Điều kiện thành lập đại lý hải quan

Các lô hàng xuất nhập khẩu của doanh đều phải trải qua các bước thông quan. Để thông quan dễ dàng hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ của đại lý hải quan - là cơ quan có chuyên môn trong những thủ tục này.


Đại lý hải quan là gì?

Theo khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan 2014Điều 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, đại lý hải quan một trong những người khai hải quan. Hiểu đơn giản, công việc của người khai hải quan là phải khai đầy đủ, chính xác, trung thực, rõ ràng các tiêu chí trên tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan 2014, Đại lý hải quan có các quyền sau:

- Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;

- Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan;

- Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác;

- Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan;

- Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, thực hiện các thủ tục có liên quan với các cơ quan khác theo quy định của pháp luật;

- Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan;

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.


Điều kiện thành lập Đại lý hải quan

Để trở thành đại lý hải quan, tổ chức phải là một trong các loại hình doanh nghiệp, và phải có ít là 01 nhân viên được đào tạo và được cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, cụ thể theo Điều 20 Luật Hải quan 2014:

Điều kiện đối với đại lý hải quan

Điều kiện đối với nhân viên đại lý

- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc đại lý làm thủ tục hải quan;

- Có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan;

- Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện để thực hiện khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định.

- Là công dân Việt Nam

- Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên;

- Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan;

- Được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan

 

Đại lý hải quan là gì? Điều kiện thành lập đại lý hải quan

Điều kiện thành lập đại lý hải quan (Ảnh minh hoạ)
 

Thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan

 Để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ hải quan, cá nhân phải đăng ký dự thi kỳ thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan, trình tự và thủ tục dự thi như sau:

1. Điều kiện dự thi

Người dự thi phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật, kỹ thuật.

2. Thành phần hồ sơ dự thi

Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC, người dự thi nộp một (01) bộ hồ sơ, bao gồm:

- Phiếu đăng ký dự thi theo Mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật, kỹ thuật; 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;

- Hai (02) ảnh màu 3x4cm chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi có ghi rõ họ tên, năm sinh ở mặt sau của ảnh (01 ảnh dán vào phiếu đăng ký dự thi, 01 ảnh dán vào Chứng chỉ khi được cấp);

- Văn bản ghi kết quả học tập trong trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện chuyên ngành đáp ứng điều kiện miễn thi theo quy định tại tiết a.1 điểm a, tiết b.1 điểm b Khoản 7 Điều này: 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;

- Văn bản xác nhận (01 bản chính) của trường đại học, cao đẳng mà người đăng ký dự thi công tác trước khi thôi làm giảng viên trong trường hợp người dự thi thuộc đối tượng miễn thi theo quy định tại tiết a.2 điểm a và tiết b.2 điểm b Khoản 7 Điều này.

3. Trình tự dự thi

Bước 1: Nộp hồ sơ dự thi

Người dự thi đăng ký dự thi trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan làm căn cứ tổ chức thi.

Bước 2: Tổ chức thi và công khai kết quả

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi, Cục Hải quan tỉnh, thành phố lập danh sách người dự thi đủ điều kiện dự thi kèm hồ sơ đăng ký dự thi và lệ phí dự thi gửi về Tổng cục Hải quan để tổng hợp và công bố danh sách người đủ điều kiện dự thi trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan để người dự thi biết.

Bước 3: Cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan

 Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo kết quả thi trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan theo Mẫu số 03 ban hành kèm Thông tư này.

4. Thẩm quyền cấp

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

5. Thời hạn giải quyết 

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo kết quả thi trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.

Như vậy, đại lý hải quan là tổ chức thực hiện các thủ tục thông quan hàng hoá với cơ quan nhà nước. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được giải đáp chi tiết.

>> Logistic là gì? Logistic gồm những dịch vụ gì?

>> Một số dịch vụ logistics điển hình tại Việt Nam hiện nay

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục