Đặt tên công ty bằng tiếng Anh có được không?

Việc đặt tên doanh nghiệp tuy dễ những cũng cần phải chú ý một số quy tắc nhất định. Vậy theo quy định, đặt tên công ty bằng tiếng Anh có được không?

Đặt tên công ty bằng tiếng Anh có được không?

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể đặt tên bằng tiếng Anh nhưng đây chỉ là tên phụ và phải là tên được dịch từ tên Tiếng Việt (tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên/dịch theo nghĩa tương ứng).

Cụ thể, khoản 1 Điều 39 Luật Doanh nghiệp quy định:

“1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.”

Khoản 2 Điều 39 cũng quy định: Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Như vậy, doanh nghiệp có quyền đặt tên bằng tiếng nước ngoài nhưng phải là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh (hay còn gọi là hệ chữ La Mã). Hiểu đơn giản, hệ chữ cái La-tinh là hệ chữ có các chữ cái a, b, c, d…thể hiện dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau (ví dụ: Tiếng Anh...)

Do đó, doanh nghiệp không được đặt tên tiếng nước ngoài theo các hệ chữ cái như: chữ Hán, chữ Ả Rập…

Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải chứa 02 thành tố chính là: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Vì vậy, doanh nghiệp được đặt tên bằng tiếng nước ngoài dưới hình thức tên phụ hoặc phần tên riêng của tên chính. Lưu ý, phần tên chính của doanh nghiệp vẫn phải chứa thành tố là loại hình công ty viết bằng tiếng Việt như: Trách nhiệm hữu hạn, cổ phần…

Tên chính là tên được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được dùng trong các quan hệ pháp luật của doanh nghiệp.

Ví dụ:

- Tên Tiếng Việt (Tên chính, bắt buộc phải có): Công ty TNHH New star, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HD.

- Tên Tiếng nước ngoài (Tên phụ): New star company limited, HD trade and services joint stock company.

dat ten doanh nghiep bang tieng nuoc ngoaiTên doanh nghiệp là tiếng nước ngoài? (Ảnh minh hoạ)
 

Một số lưu ý để đặt tên doanh nghiệp chính xác

1. Doanh nghiệp không được đặt tên trùng và nhầm lẫn

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 01/2021/NĐ-CP và khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định chi tiết hơn, tên trùng và tên nhầm lẫn bao gồm các trường hợp sau:

- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;

- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Doanh nghiệp không bắt buộc phải có tên viết tắt

- Mỗi công ty chỉ bắt buộc có tên tiếng Việt đáp ứng yêu cầu, tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ doanh nghiệp.

- Tên viết tắt doanh nghiệp sẽ được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài của công ty.

- Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

3. Tên doanh nghiệp không được đăng ký trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ

Theo khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, việc sử nhãn hiệu trùng/tương tự được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ/hàng hoá dịch vụ tương tự mà không được sự cho phép của chủ sở hữu được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Cũng theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định rõ: Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Xem chi tiết: Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?

Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện doanh nghiệp sử dụng tên trùng hoặc tương tự, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thủ tục đổi tên trong vòng 02 tháng kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo.

4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính của doanh nghiệp

Theo khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Đặt tên công ty bằng tiếng Anh có được không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng gọi ngay tổng đài 1900.6192 để các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp kịp thời.

>> Sau khi đổi tên, công ty cần làm ngay những điều này

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.