Có được đặt tên công ty có từ tập đoàn không?

Nhắc đến tập đoàn mọi người sẽ nghĩ ngay tới nhóm công ty có quy mô lớn, song hiện nay, tên nhiều công ty cổ phần, công ty TNHH có chứa cụm từ tập đoàn. Theo quy định có được đặt tên công ty có từ tập đoàn không?

Thế nào là tập đoàn? Tập đoàn khác gì với công ty

Theo Điều 188 của Luật Doanh nghiệp hiện hành năm 2014, tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác.

Theo đó, tập đoàn là tập hợp nhiều công ty khác nhau có quan hệ sở hữu vốn. Có thể hiểu “lớn + nhiều = tập đoàn”.

Một số đặc điểm để phân biệt tập đoàn và công ty:

- Tập đoàn kinh tế không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập như công ty;

- Tập đoàn là tập hợp các công ty thành viên có tư cách pháp nhân độc lập, không đại diện cho tập đoàn trong quan hệ với bên thứ ba.

đặt tên công ty có từ tập đoàn
Có được đặt tên công ty có từ tập đoàn không? (Ảnh minh họa)

Có được đặt tên công ty có từ tập đoàn không?

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp gồm hai thành tố theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

Trong đó, tên loại hình doanh nghiệp là:

- “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

- “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;

- “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;

- “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

Tên riêng là tên được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tham khảo chi tiết Cách đặt tên công ty sao cho đúng luật tại đây.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên đây, bạn có thể thấy rằng, từ tập đoàn không bị coi là tên loại hình doanh nghiệp, cũng không thuộc trường hợp bị cấm.

Tuy nhiên, theo Nghị định 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước, từ tập đoàn là tên một mô hình tổ chức chứ không phải tên riêng.

Do đó, nếu một công ty sử dụng cụm từ tập đoàn trong tên sẽ gây hiểu nhầm quy mô doanh nghiệp, đặc biệt nếu một công ty siêu nhỏ, nhỏ và vừa lại được đặt tên là tập đoàn.

Kết luận: Có thể sử dụng cụm từ tập đoàn để đặt tên doanh nghiệp tuy nhiên thực tế không ít doanh nghiệp bị yêu cầu sửa tên nhưng không có  hướng dẫn thống nhất cũng như tiêu chí như thế nào được đặt tên tập đoàn.

Hậu Nguyễn
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Thành lập công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình khởi nghiệp, nhưng thủ tục pháp lý khá phức tạp và có thể gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do vì sao dịch vụ thành lập công ty trọn gói ra đời và trở thành giải pháp thông minh cho doanh nghiệp mới. Lạc Việt được biết đến là một trong những đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập tại khu vực TP HCM và các tỉnh thành khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này trong bài viết dưới đây.

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Hiện nay, không ít tranh chấp phát sinh liên quan đến việc khi cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần do hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhưng công ty không thực hiện. Vậy thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Bạn đã từng mơ ước về việc sở hữu một công ty riêng hay muốn biến ước mơ đó trở thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì việc thành lập một công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình và hồ sơ cần thiết để thành lập một công ty tại Việt Nam.