Đăng ký vốn điều lệ "ảo" có sao không?

Khai khống vốn điều lệ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Doanh nghiệp 2020. Vậy cụ thể, khai khống vốn điều lệ bị phạt như thế nào?

Khai khống vốn điều lệ bị phạt như thế nào?

Tùy thuộc vào giá trị vốn điều lệ kê khai khống sẽ có mức phạt khác nhau theo Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:

Stt

Giá trị vốn điều lệ kê khai khống

Mức phạt

1

Dưới 10 tỷ đồng

20 - 30 triệu đồng

2

Từ 10 - dưới 20 tỷ đồng

30 - 40 triệu đồng

3

Từ 20 - dưới 50 tỷ đồng

40 - 60 triệu đồng

4

Từ 50 - dưới 100 tỷ đồng

60 - 80 triệu đồng

5

Từ 100 tỷ đồng trở lên

80 - 100 triệu đồng

Đồng thời, buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp.


Theo từ điển Tiếng Việt thì “khống” là không có trong thực tế, nhưng được xem, được tính như có thật, theo đó, có thể hiểu khai khống vốn điều lệ là việc ghi nhận vốn điều lệ không đúng với thực tế góp vốn.

Bên cạnh đó, khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định hành vi khai khống vốn điều lệ là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, có thời hiệu xử lý 01 năm.

Thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Nhưng nếu hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được xem là thời điểm bắt đầu.

Do đó, ngay cả khi doanh nghiệp đã điều chỉnh lại vốn điều lệ theo yêu cầu của pháp luật nhưng vẫn còn trong thời hạn 01 năm xử phạt thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định xử phạt đối với hành vi khai khống vốn điều lệ.

Tuy nhiên, dù đã có chế tài xử phạt nhưng tình trạng khai khống vốn điều lệ không phải là hiếm gặp.

Khai khống vốn điều lệ nhiều rủi ro tiềm ẩn
Khai khống vốn điều lệ nhiều rủi ro tiềm ẩn (Ảnh minh họa)

Vốn điều lệ "ảo" - Rủi ro thật

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, doanh nghiệp khai khống vốn điều lệ còn phải đối mặt với nguy cơ quỹ tiền mặt tồn ảo nhiều khi cơ quan thuế xuống kiểm tra sẽ khó giải trình.

Bởi lẽ, cá nhân khi góp vốn thành lập công ty có thể lựa chọn góp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và đa phần kế toán các công ty sẽ hạch toán góp vốn điều lệ bằng tiền mặt dù thực tế chưa góp đủ.

Việc này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khi cơ quan thuế xuống thanh tra, kiểm tra công ty, chuyên viên sẽ yêu cầu giải trình quỹ tiền mặt nhiều thì tiền đâu, ai giữ, yêu cầu cung cấp bảng kê lượng tiền, mệnh giá từng loại thậm chí có một số chuyên viên còn yêu cầu cho xem lượng tiền mặt công ty đang có.

Và đương nhiên sẽ không có vấn đề gì nếu thực tế công ty có nhiều tiền mặt như kê khai nhưng nếu không có thì vấn đề lại khác.

Do đó, để không xảy ra vấn đề vốn điều lệ “ảo” rủi ro thật, các doanh nghiệp nên điều chỉnh vốn điều lệ về mức thực tế đã góp vốn trong thời hạn quy định.

Cụ thể,

Loại hình

Cách xử lý

Công ty TNHH 2 thành viên (khoản 3 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020)

Sau 90 ngày, nếu không góp đủ vốn, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, cụ thể:

+ Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

+ Nếu chưa chào bán hết, phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp.

Công ty TNHH 1 thành viên (Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020)

Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải: Đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp thực tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

Công ty cổ phần (Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020)

- Sau 90 ngày, nếu chưa góp đủ vốn, cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này.

Công ty hợp danh (Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020)

- Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

- Riêng đối với thành viên góp vốn công ty hợp danh, trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên


Trên đây là những thông tin liên quan đến việc khai khống vốn điều lệ, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay tổng đài 0938.36.1919 để các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp kịp thời.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.