Cách đặt tên hộ kinh doanh? Có được uỷ quyền đứng tên chủ hộ kinh doanh?

Phải chọn tên hộ kinh doanh trước khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập. Cách đặt tên hộ kinh doanh khá đơn giản nhưng trước tiên cần phải lưu ý những trường hợp đặt tên hộ kinh doanh không hợp lệ dưới đây.


Cách đặt tên hộ kinh doanh

Khoản 1 Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đặt tên hộ kinh doanh như sau:

"1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;

b) Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu."

Theo đó, tên hộ kinh doanh bắt buộc phải có cụm từ Hộ kinh doanh. Tên riêng của hộ kinh doanh có thể được thể hiện bằng Tiếng Anh.

Lưu ý: Khi kê khai trong Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, người kê khai phải ghi đầy đủ tên của hộ kinh doanh bao gồm 02 thành tố như trên.

Những trường hợp đặt tên hộ kinh doanh không hợp lệ

Theo khoản 2 Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tên hộ kinh doanh có các dấu hiệu, từ ngữ sau đây được coi là không hợp lệ:

- Có sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh;

- Sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh;

- Đặt tên riêng hộ kinh doanh trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Cách đặt tên hộ kinh doanh? Có được uỷ quyền đứng tên chủ hộ kinh doanh?Cách đặt tên hộ kinh doanh (Ảnh minh hoạ)

Có được uỷ quyền cho người khác đứng tên hộ kinh doanh?

Dưới góc độ pháp lý, việc ủy quyền cho người khác đứng tên hộ kinh doanh là không được phép.

Với các loại hình doanh nghiệp, khoản 4 Điều 16 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cấm kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó, điểm a khoản 2 Điều 69 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

- Nếu thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là không trung thực, không chính xác, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

- Đồng thời thông báo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp trên cơ sở hồ sơ đăng ký có thông tin kê khai không trung thực, không chính xác => không có hiệu lực.

- Yêu cầu doanh nghiệp hoàn chỉnh, nộp lại hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp không nộp lại hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.

Ngoài ra, hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp còn bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng theo Điều 43 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Thêm vào đó, ngay từ định nghĩa hộ kinh doanh, có thể thấy, hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình nên không thể ủy quyền cho người khác đứng tên hộ kinh doanh.

Tuy nhiên, chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác đứng ra để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ (khoản 3 Điều 81 Nghị định 01/2021). Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

Kết luận: Thực tế có những trường hợp nhờ người khác đứng tên hộ kinh doanh cũng như công ty nhưng dưới góc độ pháp lý là hoàn toàn không được phép, việc này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Nếu có thắc mắc liên quan đến đặt tên hộ kinh doanh, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Hộ kinh doanh có được đăng ký nhiều ngành, nghề?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.