Biên bản họp Hội đồng quản trị có cần chữ ký của tất cả thành viên?

Các cuộc họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần phải được lập thành biên bản với những nội dung chính bắt buộc phải có và lưu giữ theo quy định của pháp luật.
 

Nội dung chính của biên bản bao gồm những gì?

Biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần phải có các nội dung chính sau đây (Điều 154 Luật Doanh nghiệp mới nhất năm 2014):

- Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

- Mục đích, chương trình và nội dung họp;

- Thời gian, địa điểm họp;

- Họ, tên từng thành viên dự họp hoặc người được ủy quyền dự họp và cách thức dự họp; họ, tên các thành viên không dự họp và lý do;

- Các vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp;

- Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp;

- Kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến;

- Các vấn đề đã được thông qua;

- Họ, tên, chữ ký chủ tọa và người ghi biên bản.

Ngoài ra, tùy vào tình hình hoạt động và nhu cầu mà các doanh nghiệp có thể bổ sung các nội dung đặc thù khác trong khuôn khổ pháp luật.

Như vậy, theo quy định về chữ ký trong biên bản họp Hội đồng quản trị nêu trên thì không bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên dự họp mà chỉ cần chữ ký của chủ tọa và người ghi biên bản.

Biên bản họp Hội đồng quản trị có cần chữ ký của tất cả thành viên?

Chữ ký trong biên bản họp Hội đồng quản trị được quy định ra sao? (Ảnh minh họa)
 

3 lưu ý đối với biên bản họp Hội đồng quản trị

Biên bản họp Hội đồng quản trị của công ty cổ phần cần lưu ý các vấn đề sau đây:

Về trách nhiệm, Chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị và người ghi biên bản phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung được ghi trong biên bản.

Về chế độ lưu giữ, biên bản họp Hội đồng quản trị và mọi tài liệu sử dụng trong cuộc họp đó phải được thực hiện chế độ lưu giữ tại trụ sở chính của công ty. 

Về ngôn ngữ, biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có hiệu lực pháp lý ngang nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung giữa biên bản tiếng Việt và biên bản bằng tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản tiếng Việt có hiệu lực áp dụng.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn việc sử dụng ngôn ngữ của biên bản bằng tiếng Việt hoặc có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài nếu có nhu cầu.

 
LuatVietnam đã chính thức ra mắt Ứng dụng (App) trên di động, trước tiên với hệ điều hành Android và sẽ sớm có trên hệ điều hành iOs. App LuatVietnam hỗ trợ tìm kiếm văn bản nhanh bằng giọng nói, miễn phí dùng thử một số tính năng dành cho khách hàng đóng phí… Tải App tại đây 
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?