Cách hiểu đúng các từ người dân thường gọi trong lĩnh vực đất đai

Người dân thường sử dụng các từ như Sổ đỏ, Sổ hồng, mua bán đất, sang tên Sổ đỏ,…Tuy nhiên đây không phải thuật ngữ theo quy định. Người dân nên hiểu đúng về các từ ngữ thường gọi trong pháp luật đất đai để ghi hồ sơ, giấy tờ cho chính xác.


Giải thích từ ngữ thường gọi trong pháp luật đất đai

TT

Từ thường gọi

Quy định của pháp luật

1

Sổ đỏ, Sổ hồng

Trước ngày 10/12/2009, Giấy chứng nhận chưa được cấp chung mà cấp riêng cho quyền sử dụng đất, nhà ở; người dân thường dựa vào màu sắc để gọi tên, cụ thể:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu đỏ nên thường gọi là Sổ đỏ.

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có bìa màu hồng nên thường gọi là Sổ hồng.

Từ ngày 10/12/2009 đến nay, thống nhất cấp chung một mẫu Giấy chứng nhận trên phạm vi cả nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bìa màu hồng cánh sen nhưng nhiều người vẫn quen gọi là Sổ đỏ nếu chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc gọi là Sổ hồng nếu chứng nhận quyền sở hữu chung cư).

2

Sang tên Sổ đỏ

Tên gọi theo quy định: Đăng ký biến động

Theo điểm a khoản 4 Điều 95 và khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai.

3

Thủ tục cấp Sổ hồng, Sổ đỏ

Tên gọi theo quy định: Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu

Lưu ý: Chỉ có thủ tục cấp lần đầu, không có thủ tục cấp lần hai, lần ba,…

4

Mua bán đất

Tên gọi theo quy định: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Vì người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất không phải là chủ sở hữu nên không có quyền định đoạt (quyền bán) nhưng người sử dụng đất vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình nếu đủ điều kiện theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013.

5

Mua bán nhà đất

Tên gọi theo quy định: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Vì người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất nhưng lại là chủ sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất, trong đó có nhà ở. Do đó, người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền bán nhà ở thuộc sở hữu của mình.

6

Chủ đất

Tên gọi theo quy định: Người sử dụng đất

Người sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai năm 2013, gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,…

7

Tiền làm Sổ đỏ (chi phí làm Sổ đỏ)

Tên gọi theo quy định: Nghĩa vụ tài chính

Khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính gồm: Tiền sử dụng đất (nếu thuộc trường hợp phải nộp), lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận.

8

Đất thổ cư

Tên gọi theo quy định: Đất ở

Theo Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng đất thì đất đai được chia thành nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng; trong từng nhóm sẽ có những loại đất cụ thể nhưng không có đất thổ cư, chỉ có đất ở đô thị và đất ở nông thôn.

10

Mảnh đất

Tên gọi theo quy định: Thửa đất

Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.

>> Thủ tục sang tên Sổ đỏ: Toàn bộ những hướng dẫn mới nhất

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.