Công chức cần biết: Trả lại quà thế nào để không tham nhũng?

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều cán bộ, công chức lại đau đầu nghĩ cách "né" quà Tết. Vậy nếu không thể từ chối được thì phải xử lý quà tặng này thế nào để công chức không bị coi là tham nhũng?


Công chức không được nhận quà dưới bất kỳ hình thức nào

Đây là nội dung đáng chú ý tại khoản 2 Điều 22 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Cụ thể:

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình

Theo đó, nghiêm cấm công chức nhận quà Tết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc công tác thuộc phạm vi quản lý của mình dù là trực tiếp hay gián tiếp dưới mọi hình thức.

Tức là, quy định này cũng cấm công chức tự mình hoặc thông qua người thân (vợ, chồng, con, cha, mẹ...) nhận quà tặng của người khác (do cấm nhận dưới mọi hình thức dù trực tiếp hay gián tiếp).

Riêng Tết Nguyên đán năm 2022 này, tại Chỉ thị 11-CT/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nghiêm cấm công chức tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên, lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức...

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy định 205 năm 2019, có thể xem việc tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, nhất là dịp lễ Tết... để tặng quà, tiền, bất động sản... để nhận được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí, chức vụ, quyền lợi là một trong những biểu hiện của hành vi chạy chức, chạy quyền.

Không chỉ vậy, công chức nhận quà tặng còn là biểu hiện của hành vi tham nhũng nêu tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2018:

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Với người có hành vi tham nhũng, dù giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào cũng sẽ bị xử lý nghiêm minh dù cho đã nghỉ việc, về hưu hay đã chuyển công tác (theo khoản 1 Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Tuỳ vào mức độ, hành vi cũng như tính chất của việc tham nhũng, công chức có thể bị kỷ luật hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội nhận hối lộ nêu tại Điều 354 Bộ luật Hình sự với mức án cao nhất là tử hình. Khi đã bị Toà án kết án về tội phạm tham nhũng thì công chức đó sẽ đương nhiên bị thôi việc.

Xem thêm: Tham nhũng là gì? Công chức tham nhũng bị xử lý thế nào?

tra lai qua the nao de khong tham nhung


Công chức phải trả lại quà thế nào để không bị xem là tham nhũng?

Theo phân tích ở trên, việc nhận quà dưới bất kỳ hình thức nào của công chức từ người có liên quan đến công việc hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình là hành vi bị cấm. Do đó, nếu nhận được quà tặng từ những người này, công chức bắt buộc phải từ chối.

Nếu không từ chối được thì công chức nhận được quà tặng phải nộp lại cho Thủ trưởng cơ quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quà tặng. Khi đó, quà tặng sẽ được xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:

- Quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá: Thủ trưởng cơ quan nhận, bảo quản và nộp vào ngân sách Nhà nước.

- Quà tặng bằng hiện vật: Thủ trưởng cơ quan tiếp nhận, bảo quản, xử lý theo các bước sau:

+ Bước 1: Xác định giá trị quà tặng theo giá của người tặng cung cấp hoặc theo sản phẩm tương tự được bán trên thị trường. Nếu không xác định được thì phải đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá.

+ Bước 2: Bán và công khai bán quà tặng.

+ Bước 3: Nộp số tiền thu được (sau khi đã trừ đi chi phí liên quan như phí xác định giá, phí bảo quản...) vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bán quà tặng.

- Quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế...: Thủ trưởng cơ quan thông báo các cơ quan cung cấp dịch vụ về việc người được nhận quà tặng là dịch vụ sẽ không sử dụng dịch vụ đó.

- Quà tặng là động thực vật, thực phẩm tươi sống...: Thủ trưởng căn cứ tình hình thực tế để xử lý tang vật hoặc báo cáo để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.

Như vậy, để không bị coi là tham nhũng thì công chức phải từ chối quà tặng. Nếu không từ chối được thì phải nộp lại quà tặng trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận quà cho Thủ trưởng cơ quan để tuỳ vào từng loại quà tặng khác nhau, Thủ trưởng cơ quan sẽ có biện pháp xử lý cụ thể như phân tích ở trên.

Trên đây là quy định về trả lại quà thế nào để không tham nhũng công chức cần biết. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> 4 trường hợp xem xét miễn hình phạt cho tội phạm tham nhũng

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên nào bắt buộc phải có?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên nào bắt buộc phải có?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên nào bắt buộc phải có?

Vấn đề chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên các cấp luôn là chủ đề có nhiều tranh luận. Tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam liên tục nhận được rất nhiều cuộc gọi về việc giáo viên nào bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, giáo viên nào có thể không cần.