Có tính thời gian làm giáo viên hợp đồng khi thăng hạng không?

Để được thăng hạng, giáo viên phải đáp ứng nhiều yêu cầu. Một trong số đó là phải có thời gian giữ chức danh tương ứng. Vậy thời gian làm giáo viên hợp đồng có được tính để thăng hạng giáo viên không?


Thời gian làm giáo viên hợp đồng có được tính để thăng hạng?

Một trong những tiêu chuẩn, điều kiện để giáo viên các cấp được thăng hạng (thông qua thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh cao hơn liền kề) nêu tại điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP áp dụng với viên chức nói chung là có thời gian công tác tổi thiểu của hạng dưới liền kề.

Với giáo viên mầm non, phổ thông công lập các cấp, yêu cầu này được nêu tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT. Cụ thể:

Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận.

Tuy nhiên, Nghị định 115 có quy định chi tiết về trường hợp trước khi được tuyển dụng làm viên chức, giáo viên đã có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể, thời gian này của giáo viên sẽ được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ nếu đáp ứng điều kiện sau đây:

- Có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp.

- Thời gian nêu trên được cơ quan, đơn vị tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ.

Đặc biệt: Nếu thời gian này không liên tục, giáo viên được cộng dồn nếu chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.

Như vậy, không chỉ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà giáo viên trong trường hợp này còn cần phải làm việc ở vị trí yêu cầu trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp và được cơ quan tính làm căn cứ xếp lương.

Đồng thời, giáo viên cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn về thời gian giữ hạng dưới liền kề so với hạng chức danh dự thi/xét thăng hạng cụ thể.

Xem thêm: Tăng thời gian giáo viên giữ hạng để được thăng hạng mới?

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A trước khi được tuyển dụng vào viên chức giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3 thì có thời gian công tác, giảng dạy giáo viên tiểu học dưới hình thức hợp đồng lao động.

Trong thời gian bà A giảng dạy hợp đồng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bà A phù hợp với tiêu chuẩn của giáo viên tiểu học hạng 3 nêu tại Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT và cơ quan bà A căn cứ vào thời gian này để xếp lương ở chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2 mới được tuyển dụng.

Khi đó, thời gian bà A làm hợp đồng được xét tính vào thời gian công tác để thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Nếu bà A muốn thăng lên giáo viên tiểu học hạng 2 thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp hạng 3 (tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi/xét thăng hạng).

Như vậy, để xem xét thời gian giảng dạy hợp đồng khi thi/xét thăng hạng thì cần căn cứ vào yêu cầu về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, căn cứ xếp lương của cấp có thẩm quyền với giáo viên đó.

Chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì mới tính thời gian giảng dạy hợp đồng mới được tính để xét thăng hạng.

thoi gian lam giao vien hop dong khi thang hang


Điều kiện, yêu cầu để giáo viên được thăng hạng là gì?

Ngoài điều kiện về thời gian giữ hạng dưới liền kề, để được thăng hạng, giáo viên còn phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn nêu tại Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT gồm:

- Cơ sở giáo dục có nhu cầu, người đứng đầu cơ quan cử đi thi/xét thăng hạng.

- Xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thăng hạng.

- Có phẩm chất chính trị, đào đức nghề nghiệp tốt; không bị kỷ luật, không trong thời gian xử lý kỷ luật...

- Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng thi/xét thăng hạng.

Đặc biệt, giáo viên được miễn thi ngoại ngữ, tin học nếu thuộc các trường hợp nêu tại khoản 6, khoản 7 Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP sau đây:

- Còn dưới 05 năm công tác là đủ tuổi nghỉ hưu.

- Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

- Miễn thi ngoại ngữ:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học/sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ/có bằng tốt nghiệp ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo với trình độ trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi.

+ Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc bằng học tại nước ngoài/học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam theo yêu cầu đào tạo so với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi và đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

- Miễn thi tin học: Có bằng tốt nghiệp trung cấp tin học trở lên.

Trên đây là giải đáp về thắc mắc có tính thời gian làm giáo viên hợp đồng khi thăng hạng không? Nhìn chung, đây là vấn đề tương đối phức tạp nên để được tư vấn cụ thể, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Điểm mới về thăng hạng giáo viên các cấp từ 15/01/2022

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên nào bắt buộc phải có?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên nào bắt buộc phải có?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên nào bắt buộc phải có?

Vấn đề chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên các cấp luôn là chủ đề có nhiều tranh luận. Tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam liên tục nhận được rất nhiều cuộc gọi về việc giáo viên nào bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, giáo viên nào có thể không cần.