Chỉ còn 3 đối tượng viên chức được hưởng biên chế suốt đời - họ là ai?

Hiện nay, phần lớn người được tuyển dụng vào làm viên chức sẽ ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn, chỉ có một số trường hợp đặc biệt được hưởng biên chế suốt đời. Hãy theo dõi bài viết để biết các đối tượng được hưởng biên chế suốt đời này ai.

3 đối tượng viên chức được hưởng biên chế suốt đời

Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích rõ biên chế là gì. Tuy nhiên có thể hiểu, biên chế là số người làm việc trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước.

Biên chế suốt đời là cách nói chỉ vị trí công việc phục vụ lâu dài, ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, được hưởng các chế độ về lương, phụ cấp theo quy định của Nhà nước.

Trước khi Luật sửa đổi Luật Viên chức có hiệu lực, tất cả viên chức đều được hưởng biên chế suốt đời. Từ thời điểm ngày 01/7/2020 - khi Luật sửa đổi Luật Viên chức chính thức có hiệu lực, số đông người được tuyển dụng làm viên chức sẽ ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ 12 đến 60 tháng.

Chỉ có 03 trường hợp viên chức được hưởng biên chế suốt đời - ký hợp đồng làm việc vô thời hạn là:

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức;

- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Chỉ có 03 trường hợp viên chức được hưởng biên chế suốt đời
Chỉ có 3 trường hợp viên chức được hưởng biên chế suốt đời (Ảnh minh họa)

Trường hợp nào cán bộ, công chức, viên chức bị tinh giản biên chế?

Các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức được hưởng biên chế suốt đời không hẳn sẽ đảm bảo có việc làm đến khi nghỉ hưu mà vẫn có thể bị nghỉ việc theo chính sách tinh giản biên chế.

Cụ thể, khoản 2 Điều 4 Nghị định 108 năm 2014 giải thích: “Tinh giản biên chế” được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác.

Trong đó, Điều 6 Nghị định 108 quy định các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng tinh giản biên chế bao gồm:

- Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

- Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

- Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan đồng ý;

Công chức, viên chức ký vào biên chế vẫn có thể bị nghỉ việc nếu không đáp ứng yêu cầu công việc
Công chức, viên chức ký vào biên chế vẫn có thể bị nghỉ việc nếu không đáp ứng yêu cầu công việc (Ảnh minh họa)

- Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

- Trong 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế thì có 01 năm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế và cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan quản lý đồng ý;

- Trong 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau hoặc năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế được cơ quan quản lý đồng ý.

- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị quản lý đồng ý.

Trên đây là thông tin về 3 đối tượng viên chức được hưởng biên chế suốt đời. Nếu còn thắc mắc các vấn đề liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, độc giả liên hệ ngay 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.