Mẫu bản kiểm điểm tự soi tự sửa gồm những nội dung gì?

Bản kiểm điểm tự soi tự sửa là một trong những biểu mẫu quan trọng với mỗi Đảng viên. Dưới đây là biểu mẫu chi tiết và những nội dung đáng chú ý của mẫu này.

1. Bản kiểm điểm tự soi tự sửa là gì?

Bản kiểm điểm tự soi, tự sửa là biểu mẫu được dùng để được sử dụng để bản thân người lập kiểm điểm tự đánh giá, nhìn nhận lại những thiếu sót của mình trong quá trình làm việc, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

Thông qua đó, người này cũng thực hiện việc sửa chữa, khắc phục những thiếu sót, sai lầm gặp phải đã đề cập trong bản kiểm điểm này.

Hiện nay, bản kiểm điểm tự soi tự sửa thường được áp dụng với Đảng viên - những đối tượng tiên phong, phấn đấu không ngừng cho tổ quốc, Đảng và nhân dân.

Đồng thời, Đảng viên cũng là người phải chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật và không ngừng phấn đấu, học tập, rèn luyện, tự phê bình và phê bình nhằm ngày càng hoàn thiện bản thân để xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Ngoài ra, tự soi tự sửa cũng là một công việc đòi hỏi Đảng viên phải vô cùng tự giác, trung thực và có quyết tâm cao trong việc tự sửa chữa, khắc phục, không để các biểu hiện, hành vi, khuyết điểm của mình đến mức phải bị kỷ luật.

bản kiểm điểm tự soi tự sửa

2. Mẫu bản kiểm điểm tự soi, tự sửa mới nhất 2023

Dưới đây là biểu mẫu bản kiểm điểm tự soi tự sửa dành cho Đảng viên mới nhất 2023:

ĐẢNG BỘ ...                                                  ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Chi bộ: ...........                                                   .........., ngày.....tháng....năm.......

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Năm.............

Họ và tên:.................................... Ngày sinh:...............................

Chức vụ Đảng:..............................................................................

Chức vụ chính quyền:..................................................................

Chức vụ đoàn thể:........................................................................

Đơn vị công tác:............................................................................

Chi bộ............................................................................................

I. Ưu điểm, kết quả đạt được

1. Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:

- Về tư tưởng chính trị………………………………..…………

- Về phẩm chất đạo đức, lối sống………………….……………

- Về ý thức tổ chức kỷ luật………………………………………

- Về tác phong, lề lối làm việc……………………..……………

- Việc đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân. (Đối chiếu với 27 biểu hiện, cá nhân tự nhận diện)…………………………………

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém

2. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

- Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (Đảng, chính quyền, đoàn thể)…………

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm……….

- Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách………

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém

3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm

II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

1. Hạn chế, khuyết điểm (theo 03 nội dung nêu trên)…………

2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm……………………

III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân ……………………

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém

IV. Giải trình những vấn đề được gơi ý kiểm điểm (nếu có)

Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm…………

V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)

VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm

VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng

1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□ Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

2. Xếp loại Đảng viên:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□  Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

- Nhận xét, đánh giá của người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức:………...

- Mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức:..............

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên

- Nhận xét, đánh giá của chi ủy:................................................

- Chi bộ đề xuất xếp loại mức chất lượng:................................

T/M CHI ỦY (CHI BỘ)

(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên)

- Đảng ủy, chi ủy cơ sở xếp loại mức chất lượng:..................

T/M ĐẢNG ỦY (CHI ỦY)

(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

3. Những nội dung cần có trong bản kiểm kiểm tự soi tự sửa

Cũng giống những bản tự kiểm điểm khác của Đảng viên, bản kiểm điểm tự soi tự sửa cũng căn cứ vào các nội dung sau đây:

- Về tư tưởng chính trị: Khoản 1 Điều 1 Điều lệ Đảng nêu rõ:

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Do đó, Đảng viên trong quá trình làm việc, sinh hoạt phải luôn nhớ và thực hiện tốt về tư tưởng chính trị: Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước theo đúng định nghĩa nêu trên.

Cần biết gì trong bản kiểm điểm tự soi, tự sửa của Đảng viên?
Cần biết gì trong bản kiểm điểm tự soi, tự sửa của Đảng viên? (Ảnh minh hoạ)

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cũng như việc thực hiện kỷ luật, tác phong, lề lối làm việc. Trong quá trình tự soi tự sửa ở phần này, Đảng viên cần phải liên hệ với các biểu hiện của suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá để chỉ ra khuyết điểm của mình và đưa ra biện pháp để tự khắc phục (nếu có).

- Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong năm cũng như của các cá nhân, tổ chức mà mình phụ trách.

Cần lưu ý rằng: Việc tự soi, tự sửa vốn là một trong những yêu cầu khó khăn không chỉ vì đòi hỏi tính tự giác, trung thực mà còn phải vượt qua rào cản của tâm lý thông thường. Do đó, đây thực sự là thách thức lớn với bản lĩnh của mỗi Đảng viên.

Trên đây là mẫu bản kiểm điểm tự soi tự sửa chi tiết và mới nhất năm 2023. Nếu còn thắc mắc liên quan đến Đảng viên, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chính sách mới về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức áp dụng từ 01/01/2023

Chính sách mới về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức áp dụng từ 01/01/2023

Chính sách mới về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức áp dụng từ 01/01/2023

Bước sang năm 2023, cán bộ, công chức, viên chức sẽ đón nhận nhiều niềm vui lớn về lương, phụ cấp. Dưới đây là tổng hợp hàng loạt chính sách mới từ 01/01/2023 với cán bộ công chức viên chức do LuatVietnam tổng hợp.