Chứng chỉ giáo viên hạng cao có được thay thế hạng thấp?

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bốn Thông tư mới đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của phần đông giáo viên trên cả nước. Trong đó, LuatVietnam nhận được khá nhiều thắc mắc về việc đã có chứng chỉ hạng cao hơn thì có được sử dụng cho hạng thấp hơn không?


Từ 20/3/2021, mọi giáo viên phải có chứng chỉ chức danh?

Theo quy định của chùm bốn Thông tư mới số 01 về giáo viên mầm non, số 02 về giáo viên tiểu học, số 03 về giáo viên trung học cơ sở (THCS) và số 04 về giáo viên trung học phổ thông (THPT), yêu cầu về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp được quy định như sau:

Hạng

Quy định hiện nay

Quy định từ 20/3/2021

Giáo viên mầm non

Hạng I

Không quy định

Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I

Hạng II

Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng II

Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II

Hạng III

Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III

Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III

Hạng IV

Không yêu cầu

Không quy định

Giáo viên tiểu học

Hạng I

Không quy định

Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I

Hạng II

Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng II

Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II

Hạng III

Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng I

Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III

Hạng IV

Không yêu cầu

Không quy định

Giáo viên THCS

Hạng I

Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THCS hạng I

Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I

Hạng II

Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THCS hạng I

Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II

Hạng III

Không yêu cầu

Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III

Giáo viên THPT

Hạng I

Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng I

Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I

Hạng II

Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II

Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II

Hạng III

Không yêu cầu

Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III

Theo bảng này, từ 20/3/2021 tới đây, tất cả các giáo viên đều phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với hạng được bổ nhiệm.

Xem thêm: Tiêu chuẩn mới về trình độ của giáo viên các cấp từ 20/3/2021

chung chi chuc danh hang cao co thay duoc hang thap
Chứng chỉ chức danh hạng cao có thay được hạng thấp không?​ (Ảnh minh họa)


Giáo viên hạng cao phải bổ sung chứng chỉ chức danh hạng thấp?

Khoản 1 Điều 31 Luật Viên chức năm 2010 khẳng định:

1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;

b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.

Theo quy định này, giáo viên giảng dạy được bổ nhiệm ở hạng nào thì phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn của hạng đó. Mà một trong những tiêu chuẩn của các hạng là yêu cầu về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Như vậy, giáo viên được bổ nhiệm vào hạng nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của hạng đó mà chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là một trong số các tiêu chuẩn cần phải đáp ứng.

Không chỉ vậy, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 971/BGDĐT-NGCBQGD hướng dẫn chi tiết về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của giáo viên. Cụ thể:

Trường hợp giáo viên mầm non, phổ thông công lập đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN của hạng cao hơn hạng hiện giữ thì sẽ được sử dụng trong việc thăng hạng sau này, đồng thời cần bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN của hạng hiện giữ (nếu còn thiếu) để được bổ nhiệm vào hạng tương ứng (nếu còn thiếu).

Do đó, chứng chỉ chức danh của hạng cao sẽ không thay thế được chứng chỉ chức danh của hạng thấp hơn.

Để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, giáo viên cần phải đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 5 Thông tư số 01/2018/TT-BNV sau đây:

- Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng;

- Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, khóa luận, đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, khóa luận, đề án phải đạt từ 05 điểm trở lên (chấm theo thang điểm 10);

- Chấp hành quy chế, nội quy học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Trên đây là quy định về việc chứng chỉ chức danh hạng cao có thay cho hạng thấp không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Những giáo viên nào "lợi nhất", "thiệt nhất" kể từ 20/3/2021

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?

Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?

Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?

Từ 20/3/2021, giáo viên các cấp sẽ có thay đổi về xếp hạng và hệ số lương theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vậy giáo viên đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng cũ nếu đủ điều kiện chuyển hạng mới sẽ được tính lương thế nào?