“4 xin”, “4 luôn”, “4 có” của cán bộ, công chức là gì?

Có một số nguyên tắc trong văn hóa ứng xử mà cán bộ, công chức cần phải chấp hành. Những nguyên tắc này đã được đề cập đến trong các văn bản của Bộ Chính trị, Thủ tướng.


4 xin = Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép

Cuối năm 2019, Đề án văn hóa công vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1847/QĐ-TTg.

Một trong những nội dung của Đề án này là chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, khi giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên chức phải luôn tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân.

Đặc biệt phải thực hiện “4 xin”, gồm: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn và xin phép.

Việc thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc “4 xin” nêu trên thể hiện sự lịch sự, thái độ tôn trọng của cán bộ, công chức, viên chức đối với người dân, doanh nghiệp khi tiếp xúc công việc.

“4 xin”, “4 luôn”, “4 có” của cán bộ, công chức là gì?

“4 xin”, “4 luôn”, “4 có” của cán bộ, công chức là gì? (Ảnh minh họa)


4 luôn = Luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ

Cũng theo Đề án văn hóa công vụ, bên cạnh luôn xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn và xin phép, cán bộ, công chức, viên chức phải luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe và luôn giúp đỡ khi tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp.

Nguyên tắc này được đưa vào Đề án văn hóa công vụ với mục đích loại bỏ thói cửa quyền, hách dịch của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.

Theo Nghị định 34/2011/NĐ-CPNghị định 27/2012/NĐ-CP, công chức, viên chức có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành nhiệm vụ sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.


4 có = Có lên, có xuống, có vào, có ra

Đây là nội dung được đề cập tại Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp.

Theo đó, Bộ Chính trị nhấn mạnh, cần xây dựng quy định để việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ; hoàn thiện quy định về cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm để việc “có lên, có xuống, có vào, có ra” trở thành bình thường trong công tác cán bộ.

Có lên, có xuống, có vào, có ra được hiểu là việc thăng chức, từ chức, bổ nhiệm, bãi nhiệm… của cán bộ.

Bộ Chính trị có chủ trương biến nguyên tắc này trở thành một việc bình thường, tránh tình trạng chạy chức, chạy quyền…

>> Toàn bộ thông tin về cán bộ, công chức, viên chức mới nhất 

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.