Công chức đã bị cách chức có được bổ nhiệm lại?

Cách chức là một trong những hình thức kỷ luật dành cho cán bộ, công chức. Vậy liệu công chức đã bị cách chức thì có thể được bổ nhiệm lại không?

Các trường hợp công chức có thể bị cách chức

Công chức khi bị kỷ luật sẽ phải chịu một trong cách hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Trong đó, cách chức chỉ bị áp dụng khi công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Cách chức là khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm mà công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ đó nữa (Căn cứ Điều 2 Luật Cán bộ, công chức 2008).

Theo đó, công chức sẽ bị cách chức trong 04 trường hợp nêu tại Điều 13 Nghị định 34/2011/NĐ-CP:

- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;

- Không có lý do chính đáng mà không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công, khiến xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng;

- Bị phạt tù hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;

- Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng về: Phòng, chống tham nhũng, tiết kiệm chống lãng phí, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn mại dâm…

Ngoài ra mới đây, khoản 3 Điều 22 Nghị định 31/2019/NĐ-CP cũng nêu thêm 03 trường hợp người có thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ bị cách chức nếu:

- Cố ý không giải quyết hoặc giải quyết trái pháp luật;

- Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt thông tin, tài liệu, làm mất hoặc sai lệch hồ sơ vụ việc, bao che cho người bị tố cáo;

- Không sử dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo khiến người này bị trả thù, trù dập dẫn đến thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ từ 61% trở lên hoặc bị chết.

đã bị cách chức có được bổ nhiệm lại không

Công chức đã bị cách chức có được bổ nhiệm lại? (Ảnh minh họa)

Công chức sẽ được bổ nhiệm lại sau 12 tháng bị cách chức?

Cũng theo quy định tại Điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008, khi bị cách chức, công chức sẽ bị:

- Kéo dài thời gian nâng lương 12 tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực;

- Không được thi nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng.

Ngoài ra, nếu công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật cũng không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, nghỉ hưu hoặc thôi việc.

Đặc biệt: Công chức bị cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.

Từ những phân tích trên, nếu công chức bị cách chức thì trong thời gian bị xử lý kỷ luật sẽ không được bổ nhiệm. Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng mà không bị xử lý kỷ luật thì sẽ tiếp tục được bổ nhiệm.

Như vậy, mặc dù đã bị cách chức nhưng công chức vẫn có cơ hội được bổ nhiệm lại nếu sau 12 tháng không có vi phạm nào đến mức phải bị xử lý kỷ luật.

>> Luật Cán bộ công chức và những nội dung đáng chú ý nhất 2019

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.