4 điều cán bộ, công chức phải “dặn kỹ” người thân
Với vai trò là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước và giữ những chức vụ, chức danh nhất định, cán bộ, công chức cần phải dặn kỹ người thân về những quy định sau để không vi phạm pháp luật.
1 - Không làm một số công việc trong cơ quan, đơn vị của mình
Theo khoản 3 Điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý các công việc về:
- Tổ chức nhân sự; Kế toán; Thủ quỹ; Thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đó
- Giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đơn vị đó.
Do đó, cán bộ, công chức là người đứng đầu hoặc cấp phó của cơ quan, đơn vị cần lưu ý thông tin này tránh bố trí người thân của mình vào làm việc trong cơ quan, đơn vị trái quy định.
4 điều cán bộ, công chức phải dặn kỹ người thân (Ảnh minh họa)
2 - Không kinh doanh trong lĩnh vực mình trực tiếp quản lý
Tương tự, khoản 4 Điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng cũng quy định cán bộ, công chức là người đứng đầu, cấp phó của cơ quan Nhà nước không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của mình kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước.
Việc không kinh doanh trong lĩnh vực cán bộ, công chức trực tiếp quản lý chỉ hạn chế đối với vợ hoặc chồng, bố, mẹ và con của cán bộ, công chức; không bị hạn chế với những người thân khác như anh, chị, em ruột.
3 - Không tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình quản lý
Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp Nhà nước thì không được ký hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột.
Đồng thời, doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ, chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của đối tượng cán bộ, công chức nêu trên cũng không được tham dự các gói thầu của doanh nghiệp Nhà nước mà cán bộ, công chức này quản lý.
Trên đây là quy định tại khoản 5 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
4 - Và cuối cùng, không nhận tiền, quà biếu trái quy định
Việc cán bộ, công chức nhận tiền, quà biếu là hiện vật, dịch vụ, quyền sử dụng đất… của các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan đến hoạt động công vụ của mình được coi là trái quy định.
Đặc biệt theo Điều 5 của Quyết định 64/2007/QĐ-TTg, việc cán bộ, công chức nhận quà thông qua cá nhân khác, kể cả là người thân của mình, cũng bị coi là vi phạm.
Do đó, cán bộ, công chức cần phải tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về việc nhận quà tặng để họ hàng, người thân của mình biết và thực hiện theo đúng quy định.
Xem thêm:
3 thông tin mọi cán bộ, công chức cần biết trong năm 2019
Cách tính lương, phụ cấp của cán bộ, công chức từ 1/7/2019
Luật Cán bộ công chức: 9 điểm nổi bật nhất
Lan Vũ
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6199 hoặc gửi câu hỏi tại đây

Đăng ký Kênh Youtube LuatVietnam
Để xem chính sách mới tại đây
- Mua vé bóng đá rồi bán lại với giá cao có bị xử lý? (20/05/2022 19:00)
- Lừa đảo qua mạng: Tố cáo ở đâu? Số điện thoại báo lừa đảo? (20/05/2022 19:00)
- Ngày 20/05: Có 1.587 ca COVID-19 mới; 12 tỉnh, thành nào không có F0 trong ngày? (20/05/2022 17:56)
- Làm kíp 4 ngày nghỉ 2 ngày là gì? Cách tính lương làm kíp (20/05/2022 16:00)
- Phân tích Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường (20/05/2022 15:53)
- Tra cứu thông tin cư trú của công dân chỉ mất 1.000 đồng? (20/05/2022 15:00)
- Không đăng ký kết hôn có khai sinh cho con được không? (27/02/2019 20:00)
- Đôi điều về công ty trách nhiệm hữu hạn (27/02/2019 16:00)
- Các khoản tiền phải nộp khi chuyển đất nông nghiệp sang đất ở (27/02/2019 15:15)
- Mua bán rắn ngâm rượu có ngày "bóc lịch" (27/02/2019 14:09)
- Con sinh ra sau ly hôn vẫn là con chung? (27/02/2019 13:00)