Ngừng đóng BHXH trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản?

Có bắt buộc phải tham gia BHXH trong suốt thời gian mang thai để hưởng chế độ thai sản khi sinh con? Việc ngừng đóng BHXH trước khi sinh có ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động?

Chị H.T (Hà Tĩnh) gửi câu hỏi: “Tôi là công nhân của một nhà máy, hiện đang mang thai. Thời gian này vì sức khỏe yếu, tôi xin nghỉ để dưỡng thai nên cũng không đóng bảo hiểm nữa. Tính ra đến nay, tôi đã đóng bảo hiểm được 10 tháng, nhưng điều tôi lo lắng là tận tháng 8/2019 tôi mới sinh thì liệu có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Ngừng đóng BHXH trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản?

Ngừng đóng BHXH trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản? (Ảnh minh họa)


LuatVietnam trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh mới được hưởng chế độ thai sản.

Đối chiếu với trường hợp của chị, theo thông tin mà chị cung cấp, bắt đầu từ tháng 5/2019, chị không đóng BHXH nữa nhưng tính đến thời điểm hiện tại đã đóng được 10 tháng, thì có thể xác định chị tham gia BHXH từ tháng 7/2018 đến tháng 4/2019.

Ngoài ra, căn cứ vào ngày dự sinh, thời gian 12 tháng trước khi sinh của chị sẽ được tính từ tháng 8/2018 đến tháng 7/2019.

Do đó, trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh, chị đã có 09 tháng đóng bảo hiểm. Vì vậy, dù ngừng đóng BHXH trước khi sinh, chị hoàn toàn vẫn đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản khi sinh.


Thùy Linh
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Dự thảo mới: Giảm thời gian đóng BHXH, mức lương hưu sẽ ra sao?

Dự thảo mới: Giảm thời gian đóng BHXH, mức lương hưu sẽ ra sao?

Dự thảo mới: Giảm thời gian đóng BHXH, mức lương hưu sẽ ra sao?

Đề xuất giảm số năm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để được hưởng lương hưu đang thu hút rất nhiều sự quan tâm. Đi kèm với đó là thắc mắc: “Giảm thời gian đóng BHXH thì mức hưởng lương hưu thế nào?” Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Việc đóng bảo hiểm xã hội bị trùng là lý do khiến rất nhiều người lao động không được giải quyết chế độ bảo hiểm sau khi nghỉ việc. Vậy làm thế nào để xử lý trường hợp này để không ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm?

Mới: Tất cả người lao động sắp có cơ hội nhận lương hưu cao hơn

Mới: Tất cả người lao động sắp có cơ hội nhận lương hưu cao hơn

Mới: Tất cả người lao động sắp có cơ hội nhận lương hưu cao hơn

Một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội vừa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố là hai phương án về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp.