Khám thai có được hưởng bảo hiểm y tế?
Khám thai là việc làm quen thuộc nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Tuy nhiên, chi phí cho mỗi lần khám thai không hề nhỏ. Vậy khám thai có được hưởng bảo hiểm y tế?
Khám thai có được hưởng bảo hiểm y tế?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014, khám thai định kỳ là một trong những khoản chi trả của BHYT.
Tuy nhiên, việc khám thai định kỳ này phải thực hiện theo lịch hẹn chuẩn của bệnh viện và theo quy trình khám tiêu chuẩn.
Ngoại trừ trường hợp chẩn đoán, xét nghiệm thai không nhằm mục đích điều trị sẽ không được BHYT chi trả (khoản 4 Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014).
Điều này đồng nghĩa với việc, BHYT sẽ không chi trả viện phí cho người đi khám thai không theo lịch định kỳ và những xét nghiệm, chẩn đoán không nhằm mục đích điều trị, phục hồi chức năng…
Và đương nhiên, với những bệnh viện hay phòng khám tư nhân, các chi phí này sẽ không được BHYT chi trả.
Tốt nhất, trước khi đi khám, các cặp vợ chồng nên xác định cơ sở khám phù hợp và nên hỏi trước bác sĩ, y tá hoặc nhân viên y tế về vấn đề chi trả của BHYT để thực hiện cho đúng.
Khám thai có được hưởng bảo hiểm y tế? (Ảnh minh họa)
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám thai
Tương tự như khám, chữa bệnh thông thường, việc hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi khám thai sẽ phụ thuộc vào loại đối tượng mang thai và tuyến khám thai. Theo đó:
* Với người đi khám đúng tuyến:
- BHYT chi trả 100% chi phí khám thai nếu là:
+ Các đối tượng thuộc lực lượng công an, quân đội;
+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
+ Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
+ Khám, chữa bệnh tại tuyến xã;
+ Tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (lớn hơn 8.340.000 đồng).
- BHYT chi trả 95% chi phí khám thai nếu là:
+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ người được BHYT chi trả 100% chi phí;
+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
- BHYT chi trả 80% chi phí khám thai với các đối tượng khác.
* Với người đi khám trái tuyến:
- 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
- 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước tại bệnh viện tuyến tỉnh;
- 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.
Lưu ý: Riêng người sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến.
Có thể thấy, để được hưởng tối đa các quyền lợi từ bảo hiểm y tế khi khám thai, người đi khám cần xác định chính xác lịch khám theo từng mốc thời gian và đến đúng bệnh viện, cơ sở y tế đã đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu.
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- 4 chính sách ưu đãi cho hộ nghèo khi đi khám chữa bệnh (22/01/2021 10:05)
- Thẻ BHYT hết hạn khi đang nằm viện, có được chi trả? (21/01/2021 10:00)
- 4 thông tin mới ảnh hưởng trực tiếp đến những ai có lương hưu (20/01/2021 13:57)
- Làm ở thành phố, về quê nhận bảo hiểm thất nghiệp được không? (20/01/2021 13:00)
- Có thai rồi mới đóng BHXH có "kịp" hưởng chế độ thai sản? (20/01/2021 10:00)
- Khi nào được trả gộp 2 tháng lương hưu cùng lúc? (18/01/2021 11:25)
- Khám sức khỏe định kỳ có được bảo hiểm y tế chi trả? (27/04/2019 21:11)
- Thủ tục chuyển BHYT từ tỉnh này sang tỉnh khác (26/04/2019 08:30)
- Nghỉ dưỡng sức sau sinh có cần công đoàn xác nhận? (25/04/2019 08:30)
- Chế độ bệnh nghề nghiệp: Điều kiện và mức hưởng (24/04/2019 08:30)
- Làm gì khi có nhiều sổ bảo hiểm xã hội? (22/04/2019 08:30)