Thủ tục chuyển BHYT từ tỉnh này sang tỉnh khác

Làm thế nào để chuyển BHYT sang tỉnh khác? Đây là nhu cầu của không ít người tham gia BHYT khi chuyển nơi ở. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này.

Khi nào được chuyển BHYT sang tỉnh khác?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014, người tham gia BHYT được đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh:

- Tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương;

- Tuyến tỉnh, tuyến trung ương.

Lưu ý: Việc đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương chỉ dành cho một số đối tượng nhất định.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình tham gia BHYT, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, không phải ai cũng có thể duy trì ổn định nơi khám, chữa bệnh đã đăng ký ban đầu.

Do vậy, với những trường hợp thường xuyên thay đổi công việc hoặc tạm trú ở nơi khác thì được pháp luật tạo điều kiện chuyển đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu cho phù hợp và thuận tiện.

Làm thế nào để chuyển BHYT sang tỉnh khác?

Làm thế nào để chuyển BHYT sang tỉnh khác? (Ảnh minh họa)


Hồ sơ chuyển gồm những gì?

Theo hướng dẫn của cơ quan BHXH Việt Nam, người tham gia BHYT có nhu cầu chuyển nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ:

- Đơn đề nghị chuyển đổi thẻ BHYT (có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan/đơn vị quản lý);

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHYT (mẫu TK1-TS);

- Giấy tờ chứng minh việc thay đổi nơi cư trú/nơi làm việc;

- Thẻ BHYT cũ còn giá trị;

- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân.

Trong trường hợp này, người tham gia sẽ được đổi thẻ BHYT và vẫn được hưởng quyền lợi trong thời gian chờ đổi thẻ.

Thủ tục chuyển sang tỉnh khác

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người có nhu cầu thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu có thể nộp hồ sơ với những lưu ý dưới đây:

- Về thời gian: Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

(khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014)

- Về nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi người tham gia được cấp thẻ BHYT hoặc thông qua đơn vị sử dụng lao động nơi mình làm việc.

(khoản 3 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết việc thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu và cấp mới thẻ BHYT cho người tham gia.

Bảo vệ sức khỏe là việc mà ai cũng cần quan tâm. Chính vì vậy, những ai tham gia BHYT không nên bỏ qua những điều trên để thuận tiện nhất cho việc chăm sóc sức khỏe của mình.

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.