Khám sức khỏe định kỳ có được bảo hiểm y tế chi trả?

BHYT hiện là chính sách chăm sóc sức khỏe hiệu quả nhất trong hệ thống an sinh xã hội. Tuy nhiên, có phải chi phí nào cũng được BHYT chi trả? Đơn cử như việc khám sức khỏe định kỳ có được hưởng BHYT?

Các chi phí được BHYT chi trả

BHYT là hình thức bảo hiểm chăm sóc sức khỏe không vì lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức và thực hiện. Bằng việc tham gia BHYT, người tham gia được chia sẻ rủi ro khi ốm đau, bệnh tật, đặc biệt là người nghèo, người sống ở vùng sâu, vùng xa.

Theo đó, BHYT sẽ chi trả các chi phí:

- Khám bệnh;

- Chữa bệnh;

- Phục hồi chức năng;

- Khám thai định kỳ;

- Sinh con;

- Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

(Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014)

Khám sức khỏe định kỳ có được hưởng BHYT?

Khám sức khỏe định kỳ có được hưởng BHYT không? (Ảnh minh họa)


Các chi phí không được BHYT chi trả

Không phải ai tham gia BHYT khi khám, chữa bệnh đều được hưởng BHYT, mà theo Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014, vẫn còn 12 trường hợp không được BHYT thanh toán. Cụ thể:

- Các chi phí đã được ngân sách Nhà nước chi trả;

- Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng;

- Khám sức khỏe;

- Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị;

- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp do bệnh lý của thai nhi hoặc sản phụ;

- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ;

- Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trẻ em dưới 6 tuổi;

- Sử dụng vật tư y tế thay thế trong khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng;

- Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng khi thảm họa;

- Khám, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác;

- Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;

- Thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Khám sức khỏe định kỳ có được hưởng BHYT?

Căn cứ các nội dung nêu trên, có thể thấy, khám sức khỏe định kỳ không nằm trong danh mục các chi phí được BHYT chi trả.

Do vậy, dù tham gia BHYT nhưng khi khám sức khỏe định kỳ, người tham gia vẫn không được hưởng BHYT.

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ rút bảo hiểm xã hội 1 lần Hà Nội nhanh chóng - uy tín

Dịch vụ rút bảo hiểm xã hội 1 lần Hà Nội nhanh chóng - uy tín

Dịch vụ rút bảo hiểm xã hội 1 lần Hà Nội nhanh chóng - uy tín

Bạn đang có nhu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần nhưng chưa rõ điều kiện, hồ sơ hay quy trình thực hiện ra sao? Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ rút BHXH 1 lần từ hệ thống luật sư đối tác của LuatVietnam sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng, đúng quy định, tiết kiệm thời gian và công sức.

Đã có bản So sánh Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024

Đã có bản So sánh Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024

Đã có bản So sánh Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/7/2025. Để giúp quý khách hàng dễ dàng nắm bắt và áp dụng các quy định mới, LuatVietnam đã cập nhật bản so sánh Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 với các văn bản đã được ban hành.

Đã có bản So sánh Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Đã có bản So sánh Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Đã có bản So sánh Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014

LuatVietnam cập nhật đến quý khách hàng Bản So sánh Luật BHXH 2024 và Luật BHXH 2014 với chi tiết những thay đổi, điều chỉnh quan trọng về đối tượng tham gia, mức đóng - hưởng, chính sách hưu trí, bảo hiểm một lần và nhiều quy định mới đáng chú ý khác từ 01/7/2025.