Có thai trước khi vào công ty có kịp hưởng thai sản khi sinh con?

Những vấn đề xoay quanh chế độ thai sản luôn được người lao động vô cùng quan tâm. Vậy trường hợp có thai trước khi vào công ty có được hưởng bảo hiểm không?


1. Mới đi làm có được đóng bảo hiểm thai sản ngay không?

Bảo hiểm thai sản là một loại bảo hiểm thuộc bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bởi khoản 1 Điều 83 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, quỹ ốm đau và thai sản là một trong các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội.

Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, việc tham gia bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.

Theo đó, người lao động được ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ được đóng bảo hiểm thai sản. Thông thường, người lao động mới đi làm thường không được ký hợp đồng lao động ngay mà sẽ ký hợp đồng thử việc trước.

Người lao động mới đi làm sẽ được đóng bảo hiểm thai sản ngay nếu ký hợp đồng lao động với công ty luôn từ khi bắt đầu đi làm. Hằng tháng, người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm thai sản cho người lao động với số tiền bằng 3% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đó.

Trường hợp ký hợp đồng thử việc trước thì người lao động mới đi làm sẽ không được đóng bảo hiểm thai sản ngay.

Mới đi làm có được công ty đóng bảo hiểm không?
Mới đi làm có được công ty đóng bảo hiểm không? (Ảnh minh họa)

2. Có thai trước khi vào công ty có được hưởng bảo hiểm không?

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ có thai trước khi vào công ty vẫn được hưởng bảo hiểm thai sản nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(1) Khi mang thai cần nghỉ việc để đi khám thai.

(2) Khi bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.

(3) Khi sinh con: Muốn hưởng bảo hiểm thai sản phải đáp ứng thêm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Trường hợp sinh con thông thường: Phải đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Trường hợp từng phải nghỉ thai yếu trong quá trình mang thai: Phải đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên và có từ đủ 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

Có thai trước khi vào công ty có được hưởng bảo hiểm không?
Có thai trước khi vào công ty có được hưởng bảo hiểm không? (Ảnh minh họa)

3. Chế độ thai sản khi đi làm công ty gồm những gì?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ đi làm công ty sẽ được hưởng chế độ thai sản với các quyền lợi sau:

- Trường hợp mang thai cần nghỉ làm để đi khám thai: Được nghỉ tối đa 05 lần, mỗi lần 01 - 02 ngày.

Tiền nghỉ khám thai

=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai

:

24

x

Số ngày  nghỉ

- Trường hợp bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý: Được nghỉ chế độ từ 10 - 50 ngày, tùy vào tuổi của thai nhi.

Tiền chế độ sẩy thai

=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ do sảy thai

:

30

x

Số ngày  nghỉ

- Trường hợp sinh con:

Lao động nữ được nghỉ chế độ trong 06 tháng nếu sinh một con, trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng/con.

Tiền thai sản khi sinh con = Trợ cấp 1 lần + Trợ cấp thai sản

Trợ cấp 1 lần khi sinh con = 2 x Mức lương cơ sở x Số con

Tiền trợ cấp thai sản

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ

x

Số tháng nghỉ

- Trường hợp thực hiện các biện pháp tránh thai:

Lao động nữ được nghỉ 07 ngày (đặt vòng tránh thai) hoặc nghỉ 15 ngày (thực hiện biện pháp triệt sản).

Tiền chế độ khi tránh thai

=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ thực hiện biện pháp tránh thai

:

30

x

Số ngày  nghỉ

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Có thai trước khi vào công ty có được hưởng bảo hiểm không?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hướng dẫn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.