Sinh đôi có được hưởng bảo hiểm gấp đôi không?

Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, các cặp vợ chồng sinh đôi có được hưởng bảo hiểm gấp đôi không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.


Lao động nữ sinh đôi có được hưởng bảo hiểm gấp đôi không?

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 không ghi nhận lao động nữ khi sinh đôi được tính hưởng chế độ gấp đôi nhưng chắc chắn họ sẽ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm nhiều hơn so với trường hợp sinh một con.

Các quyền lợi về chế độ thai sản cho lao động nữ sinh đôi bao gồm:

(1) Về thời gian nghỉ:

- Thời gian nghỉ thai sản khi sinh con:

Theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 07 tháng, trong đó, thời gian nghỉ chế độ thai sản trước khi sinh là tối đa 02 tháng.

Trong khi đó, lao động nữ sinh một con chỉ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trong 06 tháng.

- Thời gian nghỉ chế độ dưỡng sức sau thai sản:

Theo khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ sinh đôi sau khi nghỉ hết 07 tháng thai  sản và trở lại làm việc, nếu sức khỏe chưa hồi phục sẽ được nghỉ tiếp chế độ dưỡng sức với thời gian tối đa 10 ngày.

Trong khi đó, lao động nữ sinh một con chỉ được nghỉ tối đa 05 ngày (nếu sinh thường) hoặc tối đa 07 ngày (nếu sinh mổ).

Lao động nữ sinh đôi có được hưởng bảo hiểm gấp đôi không?
Lao động nữ sinh đôi có được hưởng bảo hiểm gấp đôi không? (Ảnh minh họa)

(2) Về tiền chế độ thai sản:

- Tiền trợ cấp một lần khi sinh con:

Đây là khoản tiền duy nhất mà lao động nữ sinh đôi được tính hưởng gấp đôi so với trường hợp sinh một con. Bởi theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội, tiền trợ cấp 1 lần khi sinh được được tính theo số con được sinh ra.

Trường hợp sinh đôi, lao động nữ được hưởng trợ cấp 1 lần = 4 x Mức lương cơ sở.

Trường hợp sinh một con, lao động nữ được hưởng trợ cấp 1 lần = 2 x Mức lương cơ sở.

- Tiền trợ cấp thai sản khi nghỉ:

Tương ứng với thời gian nghỉ hưởng chế độ dài hơn, lao động nữ sinh đôi cũng nhận được tiền chế độ thai sản nhiều hơn. Bởi theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền trợ cấp thai sản được tính theo số tháng nghỉ chế độ với cách tính như sau:

Trường hợp sinh đôi được nhận:

Mức hưởng khi sinh đôi

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ

x

7 tháng

Trường hợp sinh một con được nhận:

Mức hưởng khi sinh một con

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ

x

6 tháng

- Tiền trợ cấp dưỡng sức sau thai sản:

Với thời gian nghỉ hưởng dưỡng sức dài hơn, lao động nữ sinh đôi cũng nhận tiền dưỡng sức sau sinh nhiều hơn. Căn cứ khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, tiền chế độ dưỡng sức được tính như sau:

Trợ cấp dưỡng sức khi sinh đôi = 30% x Mức lương cơ sở x 10 ngày.

Trợ cấp dưỡng sức khi sinh một con = 30% x Mức lương cơ sở x 05 ngày hoặc 07 ngày.

Các cặp vợ chồng sinh đôi có được thanh toán chế độ gấp đôi?
Các cặp vợ chồng sinh đôi có được thanh toán chế độ gấp đôi? (Ảnh minh họa)

Lao động nam có vợ sinh đôi có được hưởng bảo hiểm gấp đôi không?

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 ghi nhận lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội mà có vợ sinh con sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản.

Theo Luật này, lao động nam có vợ sinh đôi sẽ được hưởng gấp đôi quyền lợi về thai sản so với với trường hợp vợ sinh một.

Điều này được lý giải như sau:

- Về thời gian nghỉ:

Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội nêu rõ, lao động nam có vợ sinh đôi được nghỉ hưởng chế độ thai sản trong 10 ngày làm việc (nếu vợ sinh thường) hoặc 14 ngày làm việc (nếu vợ sinh mổ).

Trong khi đó, lao động nam có vợ sinh một con chỉ được nghỉ chế độ thai sản trong 05 ngày làm việc (nếu vợ sinh thường) hoặc 07 ngày làm việc (nếu vợ sinh mổ).

Như vậy thấy rõ, lao động nam có vợ sinh đôi có thời gian nghỉ chế độ thai sản dài gấp đôi trường hợp vợ sinh một con.

- Về tiền chế độ:

Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019, tiền chế độ thai sản đối với nam được tính tương ứng theo số ngày nghỉ. Do đó, trường hợp vợ sinh đôi, lao động nam sẽ được hưởng tiền chế độ gấp đôi.

Cụ thể mức hưởng như sau:

Tiền thai sản khi vợ sinh đôi

=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ

:

24

x

10 hoặc 14 ngày nghỉ

Tiền thai sản khi vợ một con

=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ

:

24

x

05 hoặc 07 ngày nghỉ

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Sinh đôi có được bảo hiểm gấp đôi không?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Nghỉ thai sản nộp giấy tờ gì để nhận tiền bảo hiểm xã hội?

Nghỉ thai sản nộp giấy tờ gì để nhận tiền bảo hiểm xã hội?

Nghỉ thai sản nộp giấy tờ gì để nhận tiền bảo hiểm xã hội?

Nghỉ thai sản nộp giấy tờ gì để nhận tiền chế độ? Không có lương trong thời gian nghỉ thai sản nên chắc hẳn ai cũng mong ngóng tiền chế độ. Sau đây là hướng dẫn nhằm giúp người lao động chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để nhận tiền thai sản sớm nhất.