Theo đó, việc kiểm tra phương tiện phải thông qua 05 công đoạn gồm:
- Công đoạn 1: Lập hồ sơ phương tiện và kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
- Công đoạn 2: Kiểm tra phần trên của phương tiện;
- Công đoạn 3: Kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
- Công đoạn 4: Kiểm tra môi trường;
- Công đoạn 5: Kiểm tra phần dưới của phương tiện
Đây là một trong các công việc mà đăng kiểm viên thực tập phải thực hành tại đơn vị đăng kiểm trong thời gian không quá 10 ngày làm việc sau khi hoàn thành tập huấn lý thuyết nghiệp vụ.
Ngoài ra, còn phải thực hành sử dụng thiết bị kiểm tra và các chương trình, phần mềm quản lý kiểm định xe cơ giới.
Trong đó, nội dung thực tập đối với đăng kiểm viên thực tập là tối thiểu 400 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau. Trong đó, mỗi công đoạn thực tập tối thiểu 100 xe tải, 100 xe khách.
Lưu ý: Có thể thực tập nhiều công đoạn trên 01 xe và việc lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện cho 400 xe.
Sau khi thực hành xong, đăng kiểm viên thực tập phải lập báo cáo thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo mẫu quy định. Đây là căn cứ để đơn vị đăng kiểm xe cơ giới xác nhận thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 05/07/2019.
>> Đăng kiểm viên chỉ được kiểm định tối đa 20 xe/ngày
Nguyễn Hương