Khai mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XII

8 giờ 30 phút sáng nay (22/10), kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XII chính thức khai mạc tại Hội trường Bộ Quốc phòng. Đây là kì họp có nhiều nội dung quan trọng liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội và xây dựng pháp luật với một số đổi mới về cách thức tiến hành.

 

Sau lời phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trình bày báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2007; phương hướng, nhiệm vụ kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2008.

 

Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Hà Văn Hiền sẽ trình bày báo cáo thẩm tra về vấn đề trên. Dự kiến sau các phiên thảo luận ở tổ, buổi thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 cũng sẽ được truyền hình trực tiếp.

 

Ngày hôm qua, chủ nhật (21/10), QH đã họp phiên trù bị để thảo luận và biểu quyết thông qua dự kiến chương trình kỳ họp. Dự kiến sau khi QH chính thức khai mạc sẽ tiếp nhận ý kiến của đại biểu để lên danh sách các thành viên phải trả lời chất vấn QH. Ngoài ra, QH cũng sẽ xem xét, thông qua bảy dự án luật, một nghị quyết và cho ý kiến về năm dự án luật.

 

Điểm mới của kỳ họp lần này, theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, là QH sẽ "nói và nghe, không phải nghe và đọc". Dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật và 1 nghị quyết: Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Phòng chống các bệnh truyền nhiễm; Luật Hoá chất; Luật Đặc xá; Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kì khoá XII và năm 2008. Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về 5 dự án luật

 

(Theo VietNamNet)

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Đây là nội dung đáng chú ý tại Quyết định 1075/QĐ-BTNMT ngày 22/4/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 109/2023/QH15 về việc tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.

Điều kiện để kinh doanh bất động sản

Điều kiện để kinh doanh bất động sản

Điều kiện để kinh doanh bất động sản

Ngày 15/10, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 153/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS). Những quy định mới này sẽ đóng góp tích cực vào quá trình phát triển BĐS, điều tiết thị trường BĐS theo hướng minh bạch, công khai, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này.

Thu hồi Giấy phép kinh doanh cảng hàng không nếu vi phạm các quy định về an ninh, an toàn hàng không

Thu hồi Giấy phép kinh doanh cảng hàng không nếu vi phạm các quy định về an ninh, an toàn hàng không

Thu hồi Giấy phép kinh doanh cảng hàng không nếu vi phạm các quy định về an ninh, an toàn hàng không

Theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGTVT ngày 4/10/2007 của Bộ Giao thông vận tải quy định việc lập Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay; thủ tục cấp Giấy chứng nhận và Giấy phép kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay, người được cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không, Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không sẽ bị thu hồi Giấy phép nếu vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.

3 hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị

3 hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị

3 hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị

Theo Thông tư số 08/2007/TT-BNV do Bộ Nội vụ vừa ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, người đứng đầu (bao gồm cả cấp phó của người đứng đầu) các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước khi để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong đơn vị mình, tùy theo tính chất mức độ của vụ, việc sẽ bị xử lý kỷ luật bằng 1 trong các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Theo đó, hình thức cổ phần hóa của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là giữ nguyên vốn nhà nước hiện có, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn theo nguyên tắc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối của NHTMCPNT qua nhiều giai đoạn với tỷ lệ vốn Nhà nước giảm dần nhưng không thấp hơn 51/% vốn điều lệ. Đó là nội dung Quyết định 1289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/09/2007 về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.