3 hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị

Theo Thông tư số 08/2007/TT-BNV do Bộ Nội vụ vừa ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, người đứng đầu (bao gồm cả cấp phó của người đứng đầu) các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước khi để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong đơn vị mình, tùy theo tính chất mức độ của vụ, việc sẽ bị xử lý kỷ luật bằng 1 trong các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

 

Cũng theo Thông tư này, người đứng đầu các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước khi để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong tổ chức mình, tùy theo tính chất, mức độ của vụ, việc sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại điều lệ của tổ chức đó. Trường hợp điều lệ của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp không quy định hình thức kỷ luật thì áp dụng theo các hình thức kỷ luật như đã nêu trên.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này được loại trừ trách nhiệm trong trường hợp họ không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng xảy ra trong cơ quan mình quản lý.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giảm nhẹ một mức kỷ luật nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Đã có đơn xin từ chức và đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận; Đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng; đã xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi tham nhũng. 

Trong trường hợp không thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc phát hiện hành vi tham nhũng mà không xử lý nghiêm minh, không báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan sẽ bị tăng nặng một mức kỷ luật.

  

 

 . (Luật Việt Nam)

 

 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Theo đó, hình thức cổ phần hóa của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là giữ nguyên vốn nhà nước hiện có, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn theo nguyên tắc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối của NHTMCPNT qua nhiều giai đoạn với tỷ lệ vốn Nhà nước giảm dần nhưng không thấp hơn 51/% vốn điều lệ. Đó là nội dung Quyết định 1289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/09/2007 về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Nội dung sửa đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà theo quy định của Luật Nhà ở; trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2007. Đó là nội dung Thông báo 182/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 19/9/2007 về việc xác định thời hạn cư trú của người Việt Nam định cư ở nước ngoài để được sở hữu nhà theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Áp dụng chế tài nghiêm khắc ngăn chặn vi phạm trong hoạt động đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài

Áp dụng chế tài nghiêm khắc ngăn chặn vi phạm trong hoạt động đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài

Áp dụng chế tài nghiêm khắc ngăn chặn vi phạm trong hoạt động đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài

Ngày 10/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2007/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này là 40 triệu đồng.

Bỏ quy định “bấm lỗ” giấy phép lái xe

Bỏ quy định “bấm lỗ” giấy phép lái xe

Bỏ quy định “bấm lỗ” giấy phép lái xe

Ngày 14/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định 146/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thay thế Nghị định số 152/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ. Theo đó sẽ tăng mức tiền phạt tùy từng lỗi vi phạm và bỏ quy định “bấm lỗ” giấy phép lái xe. Việc ban hành Nghị định mới là hoàn toàn phù hợp, bởi vì trong thực tế, quy định về xử phạt hành chính đối với vi phạm an toàn giao thông hiện nay chưa đủ sức răn đe người vi phạm.