Hình thành cơ chế khẩn cấp để bình ổn thị trường

Một cơ chế "khẩn cấp" để bình ổn thị trường mỗi khi có biến động mạnh về quan hệ cung - cầu do thiên tai, dịch bệnh, khó khăn nguồn cung trong các dịp lễ Tết, hoặc trong những tình huống mất cân đối cục bộ đang được Bộ Công Thương nghiên cứu để ban hành.

 

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại trong nước thuộc Bộ Công Thương, ông Hoàng Thọ Xuân, cho biết ý tưởng thực hiện cơ chế khẩn cấp xuất phát từ thành công của việc Chính phủ hỗ trợ tài chính và các địa phương chủ động giúp đỡ doanh nghiệp về tài chính để chuẩn bị hàng hóa, góp phần hạn chế tăng giá trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý vừa qua.

 

Từ mô hình này, Tổ điều hành thị trường trong nước đang nghiên cứu để kiến nghị các Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Công Thương đánh giá lại cơ chế hỗ trợ tài chính giúp ổn định thị trường trong dịp Tết vừa qua, trên cơ sở đó hình thành cơ chế "khẩn cấp" để áp dụng trong một số trường hợp.

 

Ông Xuân khẳng định cơ chế "khẩn cấp" này không phải là hình thức bù giá hay trợ cấp mà sẽ được thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc Nhà nước đặt hàng doanh nghiệp. Theo đó, Nhà nước sẽ cấp vốn hoặc tạo điều kiện về cơ chế xuất nhập khẩu để doanh nghiệp có điều kiện khai thác quỹ hàng hóa đủ lớn, đáp ứng được nhu cầu thị trường với hướng ưu tiên là bình ổn giá.

 

Theo dự báo của Tổ điều hành thị trường trong nước, trong năm nay một số mặt hàng thiết yếu như sắt thép, phân bón và lương thực có thể sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Giá hàng lương thực dự kiến sẽ giữ mức cao, do nguồn cung trên thế giới thấp hơn cầu và sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh. Giá thép và phân bón cũng tiếp tục tăng cao do giá nguyên nhiên liệu ở mức cao và chi phí sản xuất tăng.

 

Để cân đối cung cấp và giá cả các mặt hàng, theo ông Xuân, các ngành cần tổ chức lại hệ thống phân phối một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Trong năm nay, Tổ điều hành thị trường trong nước sẽ đổi mới mô hình hoạt động theo hướng mở rộng thành phần tham gia là Hiệp hội các nhà bán lẻ, các địa phương, đồng thời thành lập bộ phận chuyên trách dự báo cân đối cung cầu nhằm chủ động nắm bắt tình hình thị trường, ông Xuân khẳng định.

 

(Theo Website Chính phủ)

 

 

 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại

Quy định mới xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại

Quy định mới xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 06/2008/NĐ-CP quy định xử phạt những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. Cụ thể, đó là những hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại mà không phải là tội phạm. Theo đó, các mức phạt đều cao hơn so với trước...

Hà Nội chính thức siết chặt hàng rong

Hà Nội chính thức siết chặt hàng rong

Hà Nội chính thức siết chặt hàng rong

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình vừa ký Quyết định số 02/2008/QĐ-UB ban hành Quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn TP. Theo đó, hàng rong chỉ được bán theo thời gian quy định và ở những khu vực cho phép. Quy định này cần thông báo công khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép người bán hàng rong thực hiện các hoạt động thương mại thông qua các phương tiện như Đài phát thanh phường, xã, thị trấn...

Hà Nội bãi bỏ quy định cấm 85% xe du lịch vào nội thành

Hà Nội bãi bỏ quy định cấm 85% xe du lịch vào nội thành

Hà Nội bãi bỏ quy định cấm 85% xe du lịch vào nội thành

Ông Trần Hữu Bình, Giám đốc Sở du lịch Hà Nội, vừa cho VnExpress biết, lãnh đạo UBND thành phố đã thống nhất quan điểm bãi bỏ quy định cấm 85% xe du lịch vào nội đô vào ban ngày. Trước đó, ngày 27/12/2007, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, đã ký Công văn đề cập việc xây dựng quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố. Công văn này nhấn mạnh: “Riêng đối với các loại xe chở khách du lịch vẫn được hoạt động bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố”...

Kinh doanh đường sắt buộc phải có chứng chỉ an toàn

Kinh doanh đường sắt buộc phải có chứng chỉ an toàn

Kinh doanh đường sắt buộc phải có chứng chỉ an toàn

Bộ Giao thông vận tải đã ban hành quy định về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn. Theo đó, các DN kinh doanh vận tải đường sắt và DN kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải có chứng chỉ an toàn. Chứng chỉ an toàn có thời hạn là 5 năm. DN sẽ bị thu hồi vĩnh viễn chứng chỉ an toàn khi DN bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đường sắt hoặc cấp có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh đường sắt của DN.