Trẻ từ bao nhiêu tuổi được tự giữ tiền lì xì?

Tết đến, niềm vui lớn nhất của trẻ là được nhận lì xì. Và theo luật, trẻ bao nhiêu tuổi được tự giữ tiền lì xì của mình là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh cũng như của chính các em nhỏ.

 

Tiền lì xì của trẻ có phải tài sản riêng của con không?

Để tìm câu trả lời cho vấn đề: Trẻ bao nhiêu tuổi được tự giữ tiền lì xì không thì cần phải xem xét tiền lì xì có phải tài sản riêng của trẻ không?

Thông thường, trong mỗi gia đình, mỗi thành viên của gia đình đều được pháp luật ghi nhận quyền có tài sản riêng, trong đó bao gồm cả trẻ em. Cụ thể, Điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về quyền có tài sản riêng của con:

1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

Theo quy định này, con nhỏ hoàn toàn có quyền có tài sản riêng. Trong đó, tài sản riêng của con bao gồm các loại tài sản sau đây:

- Tài sản do con được thừa kế riêng, tặng cho riêng.

- Thu nhập từ sức lao động của con.

- Hoa lợi, lợi tức xuất phát từ những tài sản riêng khác của con và thu nhập hợp pháp khác. Đặc biệt, nếu được hình thành từ tài sản riêng của con nêu trên thì tài sản đó cũng là tài sản riêng của con.

Do đó, mỗi dịp Tết đến xuân về, khi con được nhận tiền lì xì của cha mẹ, người thân, họ hàng… thì hoàn toàn có quyền được tự giữ tiền lì xì của mình.

Như vậy, theo quy định nêu trên, mỗi khi Tết đến, xuân về, con trẻ thường sẽ được người lớn trong nhà, anh em họ hàng, người thân… lì xì một số tiền thay cho câu chúc may mắn đến con. Bởi vậy, lì xì Tết cho con là tài sản riêng của trẻ.

Trẻ bao nhiêu tuổi được tự giữ tiền lì xì

Từ bao nhiêu tuổi, trẻ được tự giữ tiền lì xì của mình?

Mặc dù con có quyền có tài sản riêng nhưng việc quản lý, sử dụng số tiền này phải được thực hiện theo quy định về quản lý tài sản riêng của con nêu tại Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình. Theo đó, căn cứ vào độ tuổi của trẻ để quyết định có được tự giữ tiền lì xì của mình không.

Vậy, trẻ bao nhiêu tuổi được tự giữ tiền lì xì của mình:

STT

Độ tuổi

Quy định cụ thể

1

Quản lý tài sản

1.1

Từ đủ 15 tuổi trở lên

Tự chọn một trong hai phương án:

- Tự mình quản lý tài sản riêng

- Nhờ cha mẹ quản lý

1.2

- Dưới 15 tuổi

- Mất năng lực hành vi dân sự

- Cha mẹ quản lý

- Cha mẹ có thể uỷ quyền cho người khác quản lý

 

Đủ 15 tuổi

Cha mẹ/người quản lý giao lại tài sản cho con quản lý

2

Định đoạt tài sản

1.1

Từ đủ 15 - dưới 18 tuổi

Tự định đoạt tài sản riêng của mình trừ bai trường hợp dưới đây phải được cha mẹ đồng ý:

- Bất động sản

- Động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng

- Dùng tài sản vào mục đích kinh doanh

1.2

Dưới 15 tuổi

Cha mẹ có quyền tự định đoạt tài sản riêng của con vì lợi ích của con

1.3

Từ đủ 09 tuổi trở lên - dưới 15 tuổi

Cha mẹ phải xem xét nguyện vọng của con khi định đoạt tài sản riêng của con

Tóm lại, nếu con từ đủ 15 tuổi thì được quyền tự giữ tiền lì xì, tự quyết định về việc sử dụng tiền lì xì như thế nào; Nếu con đủ 09 tuổi thì tiền lì xì vẫn do bố mẹ giữ nhưng nếu bố mẹ muốn sử dụng phải hỏi nguyện vọng của con; Nếu con từ 09 tuổi trở xuống, bố mẹ được giữ và sử dụng tiền lì xì vì lợi ích của con.

Trên đây là toàn bộ giải đáp về vấn đề: Trẻ từ bao nhiêu tuổi được tự giữ tiền lì xì của mình? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(7 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.