Cha mẹ "giữ hộ" tiền lì xì của con nhưng không trả có bị phạt không?

Việc cha mẹ giữ tiền lì xì của con mỗi dịp Tết là hiện tượng thường gặp trong các gia đình Việt Nam. Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng nếu cha mẹ giữ hộ tiền lì xì của con mà không trả thì sẽ bị phạt. Liệu có đúng không?


Cha mẹ có được giữ tiền lì xì của con?

Để biết, cha mẹ giữ hộ tiền lì xì của con nhưng không trả có bị phạt không thì trước hết cần xem xét cha mẹ có được giữ tiền lì xì của con không. Theo đó, Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành quy định, cha mẹ được giữ tiền lì xì của con.

Tiền lì xì của con là tiền do con được họ hàng, người thân… lì xì mỗi dịp Tết đến xuân về với mong muốn gửi đến con những lời chúc, sự kỳ vọng tốt đẹp nhất cho năm sau đó.

Bởi vậy, căn cứ khoản 1 Điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản riêng của con gồm tài sản do con được tặng cho riêng… nên tiền lì xì của con trong ngày Tết được coi là tài sản riêng của con.

Việc cha mẹ giữ hộ tiền lì xì được hiểu là cha mẹ quản lý tiền lì xì của con nhưng không đem số tiền này vào sử dụng. Do đó, mặc dù con được quyền có tài sản riêng nhưng để xem xét, cha mẹ có được giữ tiền lì xì của con không thì cần căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về tuổi và năng lực hành vi dân sự.

Cụ thể, theo Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình, cha mẹ được giữ tiền lì xì cho con trong các trường hợp sau đây:

- Được con từ đủ 15 tuổi trở lên nhờ cha mẹ quản lý hộ số tiền lì xì được nhận trong ngày Tết.

- Tiền lì xì của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, khi con đủ 15 tuổi hoặc khi con khôi phục lại năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì cha mẹ phải giao lại tiền lì xì cho con trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa cha mẹ và con.

Đặc biệt, có ba trường hợp, cha mẹ không được quản lý, giữ tiền lì xì của con:

- Con do người khác giám hộ.

- Người tặng lì xì chỉ định người khác giữ tiền lì xì của con. Tuy nhiên, thực tế thì không có người tặng lì xì nào sẽ can thiệp vào vấn đề này.

- Trường hợp khác. Trong đó, có thể kể đến khi con trên 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì tài sản của con sẽ do con tự quản lý và định đoạt trừ trường hợp nhờ cha mẹ giữ hộ.

Trong thực tế, thường chỉ có 02 trường hợp tiền lì xì của con sẽ do người khác quản lý mà không phải cha mẹ là khi con được người khác không phải cha mẹ giám hộ và khi con trên 15 tuổi mà không nhờ cha mẹ giữ giùm tiền lì xì.

Bởi vậy, cha mẹ được giữ tiền lì xì của con nếu con dưới 15 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc được con trên 15 tuổi nhờ giữ hộ.

Cha mẹ giữ hộ tiền lì xì của con nhưng không trả

Cha mẹ giữ hộ tiền lì xì của con nhưng không trả có bị phạt?

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình, cha mẹ được quyền giữ tiền lì xì của con khi được con nhờ (con từ đủ 15 tuổi trở lên) hoặc khi con chưa đủ 15 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

Tuy nhiên, nếu không có thoả thuận khác thì khi con đã đủ 15 tuổi hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, cha mẹ phải trao lại tiền lì xì (tài sản riêng của con) cho con.

Trong trường hợp cha mẹ cố tình không trao lại cho con và có dấu hiệu của việc chiếm đoạt tài sản riêng của con thì cha mẹ có thể bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng về hành vi bạo lực kinh tế nêu tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

Điều 58. Hành vi bạo lực về kinh tế

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.

Trong thực tế, cha mẹ là người sẽ chăm sóc, giáo dục con cái cũng như lo lắng cơm ăn, áo mặc cho con chưa thành niên hoặc thậm chí kể cả khi con đã thành niên. Và thường ít có trường hợp phân chia rõ ràng tiền riêng của con.

Do đó, có rất nhiều bậc cha mẹ đều giữ tiền lì xì của con và không trao lại số tiền này cho con khi con đã đủ 15 tuổi. Và nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho việc không trả lại tiền lì xì cho con như:

- Khi con được lì xì thì đồng thời cha mẹ cũng phải lì xì lại.

- Khi đã đủ 15 tuổi mà có tiền riêng thì phải đóng góp cho nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Bởi vậy, có thể khẳng định, mặc dù quy định của luật là thế nhưng để áp dụng trong thực tiễn là vô cùng khó khăn và việc cha mẹ bị phạt trong trường hợp này hầu như không xảy ra.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Cha mẹ giữ hộ tiền lì xì của con nhưng không trả có bị phạt không. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?