Có đúng cha mẹ lấy tiền lì xì của con bị phạt 1 triệu đồng?

Mừng tuổi hay lì xì cho trẻ là nét đẹp văn hóa của nước ta mỗi dịp Tết đến xuân về. Và thông thường, số tiền mừng tuổi của con luôn được cha mẹ “giữ hộ”. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, khi muốn tiêu tiền của con, có một số quy định cha, mẹ cần lưu ý.


Con trên 15 tuổi được tự giữ tiền lì xì của mình

Theo Điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình, con có quyền có tài sản riêng, bao gồm: Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức…

Trong đó, việc quản lý tài sản riêng của con được nêu tại Điều 76 Luật này căn cứ vào độ tuổi của con:

- Con từ đủ 15 tuổi trở lên: Được tự mình quản lý hoặc nhờ cha mẹ quản lý;

- Con dưới 15 tuổi, mất năng lực hành vi dân sự: Tài sản riêng do cha mẹ quản lý. Đến khi con đủ 15 tuổi hoặc khôi phục đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì giao lại cho con.

Như vậy, tiền mừng tuổi là món quà nhỏ mà họ hàng, người thân, thậm chí cả cha mẹ tặng cho con cháu với mong muốn mọi điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến. Do đó, đây là tài sản riêng của con.

Căn cứ quy định trên, nếu con từ đủ 15 tuổi trở lên, con có quyền tự mình giữ hoặc nhờ cha mẹ giữ hộ tiền mừng tuổi; Nếu con chưa đủ 15 tuổi thì cha mẹ sẽ là người quản lý và trao lại cho con khi con đủ 15 tuổi.

Đồng thời, về vấn đề tiêu tiền mừng tuổi, Điều 77 Luật này nêu rõ:

- Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Có quyền tự mình sử dụng số tiền mừng tuổi của mình;

- Con từ đủ 09 tuổi đến dưới 15 tuổi: Cha mẹ được quyền định đoạt số tiền mừng tuổi này vì lợi ích của con nhưng phải xem xét nguyện vọng của con;

- Con dưới 09 tuổi: Cha mẹ có quyền sử dụng tiền mừng tuổi của con vì lợi ích của con…

Như vậy, con từ đủ 15 tuổi trở lên có quyền tự mình quản lý, sử dụng tiền mừng tuổi. Còn nếu chưa đủ 15 tuổi thì cha mẹ có quyền quản lý nhưng phải “tiêu” cho con.

cha mẹ tiêu tiền lì xì của con

Cha mẹ tiêu tiền lì xì của con bị phạt đến 1 triệu đồng?

Hiện nay, dư luận đang có rất nhiều ý kiến trái chiều về quy định xử phạt hành chính cha mẹ khi tiêu tiền lì xì của con. Có người ủng hộ vì muốn để con học cách tự quản lý tài sản của mình, có người phản đối vì cha mẹ có tiêu cũng là vì muốn tốt cho con... Vậy vấn đề này nên hiểu như thế nào?

Theo phân tích trên, tiền lì xì là tài sản riêng của con và khi muốn dùng đến số tiền này, cha mẹ phải sử dụng vì nhu cầu, lợi ích của con. Nếu không, cha mẹ có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với hành vi:

Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình

Lưu ý rằng, theo quy định trên, chỉ khi nào cha mẹ có mục đích “chiếm đoạt” số tiền lì xì của con thì mới bị phạt. Còn thông thường, vì tiền mừng tuổi chỉ mang ý nghĩa như một lời chúc tốt lành, may mắn nên cha mẹ chủ yếu dùng cho việc đóng học, mua sắm quần áo, sách vở, đồ chơi cho con...

Như vậy, không phải mọi hành vi tiêu tiền lì xì của con đều vi phạm pháp luật và bị phạt đến 01 triệu đồng như dư luận xôn xao thời gian qua.

>> Tự in bao lì xì để bán, cẩn thận bị phạt đến 80 triệu

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?