Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là gì?

Việc quản lý quyền tác giả, quyền liên quan có thể được thực hiện riêng lẻ bởi chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan hoặc thông qua một tổ chức - tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.


Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là gì?

Theo Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là tổ chức phi lợi nhuận do các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan.

Tổ chức này có chức năng thực hiện các hoạt động theo uỷ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm:

- Thực hiện việc quản lý quyền tác giả; đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền được uỷ quyền;

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên; tổ chức hòa giải khi có tranh chấp.

Hiện tại, Việt Nam đã thành lập được 04 tổ chức đại diện quyền tác giả bao gồm:

- Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam - VCPMC: Đây là một tổ chức trực thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam đại diện quản lý tập thể trong lĩnh vực âm nhạc. Chức năng của trung tâm này là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc Việt Nam.

- Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam - VLCC: Đây là tổ chức trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam quản lý tập thể trong lĩnh vực văn học, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền tác giả văn học Việt Nam.

- Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam - RIAV: Tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, được thành lập năm 2003 để bảo vệ nhà sản xuất băng đĩa âm thanh tại Việt Nam.

- Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam - VIETRRO: Tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm, phổ biến các giá trị văn hóa, khoa học và nghệ thuật tới công chúng.

to chuc dai dien tap the quyen tac giaTổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan (Ảnh minh họa)
 

Quyền, nhiệm vụ của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả

Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có các quyền và nhiệm vụ sau đây theo khoản 3 Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ:

- Thực hiện các hoạt động khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã hội khác;

- Hợp tác với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và của các quốc gia trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan;  

- Báo cáo theo định kỳ và đột xuất về hoạt động đại diện tập thể cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, biểu mức tiền nhuận bút, thù lao đối với việc sử dụng quyền tác giả được tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan xây dựng.

Tiển nhuận bút, tiền thù lao và các quyền lợi vật chất khác là những lợi ích mà chủ sở hữu quyền tác giả nhận được khi cho phép các tổ chức, cá nhân khác sử dụng tác phẩm của mình.

Khi xây dựng biểu mức nhuận bút, thù lao, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả phải đáp ứng được các nguyên tắc tại khoản 2 Điều 43 Nghị định này như sau:

- Việc trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

- Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất khai thác, sử dụng.

- Các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận về tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo, phù hợp với hình thức khai thác, sử dụng.

- Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định trong hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.

Trên đây là định nghĩa về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, nếu còn vướng mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Tiền nhuận bút, thù lao được tính theo nguyên tắc nào?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thủ tục chuyển đất thổ canh sang đất thổ cư và phí phải nộp

Thủ tục chuyển đất thổ canh sang đất thổ cư và phí phải nộp

Thủ tục chuyển đất thổ canh sang đất thổ cư và phí phải nộp

Chuyển đất thổ canh sang đất thổ cư sẽ giúp người dân có đất xây dựng nhà ở và nhiều trường hợp sẽ tăng giá trị của thửa đất. Nếu người dân nắm rõ quy định về chuyển đất thổ canh sang đất thổ cư dưới đây có thể sẽ tự mình thực hiện được.

Thất nghiệp vì dịch Covid-19 năm nay: Không được rút BHXH 1 lần

Thất nghiệp vì dịch Covid-19 năm nay: Không được rút BHXH 1 lần

Thất nghiệp vì dịch Covid-19 năm nay: Không được rút BHXH 1 lần

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 là “cú đòn” giáng mạnh vào nền kinh tế, khiến cho 1,2 triệu người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Rất nhiều người trong số này có ý định rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần để giải quyết khó khăn trước mắt về tài chính do đợt dịch này gây ra.