Tiền nhuận bút, thù lao được tính theo nguyên tắc nào?

Việc viết bài cho các báo điện tử, trang thông tin điện tử hiện nay không phải là hiếm gặp. Nếu tham gia viết bài thì tiền nhuận bút, thù lao được tính theo nguyên tắc nào?

Tiền nhuận bút, thù lao là gì?

Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả (khoản 13 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).

Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho chủ sở hữu quyền tác giả; bên sử dụng cuộc biểu diễn trả cho người biểu diễn hoặc chủ sở hữu cuộc biểu diễn (khoản 14 Điều 3 Nghị định 22/2018?NĐ-CP).

Có thể hiểu đơn giản nhuận bút, thù lao là khoản tiền mà bên thứ ba phải trả khi sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn.

tiền nhuận bút thù lao được tính theo nguyên tắc nàoTiền nhuận bút thù lao được tính theo nguyên tắc nào? (Ảnh minh họa)

Nguyên tắc tính tiền nhuận bút, thù lao

Theo đó, nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định theo các nguyên tắc sau:

- Việc trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

- Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất khai thác, sử dụng.

- Các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận về tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo, phù hợp với hình thức khai thác, sử dụng.

- Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định trong hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.

Hiện nay, có 02 căn cứ xác định tiền nhuận bút, thù lao:

Thứ nhất, theo Biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất.

Biểu mức này được xây dựng bởi tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 4 Điều 29, khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009. Cụ thể:

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

- Làm tác phẩm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

- Sao chép tác phẩm;

- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính;

- Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;

- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;

- Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;

- Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được;

- Bản ghi âm, ghi hình được phân phối đến công chúng;

- Chương trình phát sóng được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.

Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả là một tổ chức phi lợi nhuận do các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả. Hoạt động của tổ chức này theo ủy quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

Thứ hai, theo thỏa thuận. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm thoả thuận về mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất và phương thức thanh toán (khoản 3 Điều 43 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).

Trên đây là giải đáp về thắc mắc tiền nhuận bút, thù lao được tính theo nguyên tắc nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.