Chủ sở hữu quyền tác giả là gì? Có những quyền gì?

Tổ chức, cá nhân sáng tạo ra hoặc sở hữu tác phẩm là những chủ thể có quyền tác giả. Vậy cụ thể, chủ sở hữu quyền tác giả là gì và có những quyền gì?


Chủ sở hữu quyền tác giả là gì? Có những quyền gì?

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản (Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11).

Đối chiếu với Điều 20 Luật này, tùy từng trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả sẽ có một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản sau:

- Làm tác phẩm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

- Sao chép tác phẩm;

- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Ngoài ra, chủ sở hữu quyền tác giả còn có thể có quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

Theo đó, các quyền này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

chu so huu quyen tac gia la giChủ sở hữu quyền tác giả là gì? (Ảnh minh họa)

Chủ sở hữu quyền tác giả - Họ là ai?

Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.

Cụ thể, chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm những trường hợp sau:

1- Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả khi họ sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm. Lúc này chủ sở hữu quyền tác giả có toàn bộ quyền nhân thân và quyền tài sản.

2- Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả cũng có thể là các đồng tác giả nếu sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm.

Chủ sở hữu là các đồng tác giả có chung các quyền nhân thân và quyền tài sản.

Nếu tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền nhân thân và tài sản đối với phần riêng biệt đó.

3- Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm/ cho phép người khác công bố tác phẩm.

4- Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế

Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm/ cho phép người khác công bố tác phẩm.

5- Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền

Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm/ cho phép người khác công bố tác phẩm theo thoả thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả.

Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định

6- Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước

Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:

- Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp có tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh;

- Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;

- Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

Trên đây là giải đáp về chủ sở hữu quyền tác giả là gì, nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Sự khác nhau giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.