Khaisilk: “Treo hàng Việt, bán hàng Tàu” bị xử lý thế nào?

Trên một chiếc khăn mang thương hiệu Khaisilk, khách hàng  phát hiện hai nhãn mác: “Made in Viet Nam” và “Made in China”. Ông chủ của thương hiệu nổi tiếng này đã đứng ra xin lỗi và thừa nhận bán khăn Trung Quốc… Vậy pháp luật hiện hành có những quy định nào xử lý trường hợp này?

“Khaisilk” có lẽ là cái tên đang được dư luận quan tâm nhất hiện nay. Sự việc bắt đầu khi một doanh nghiệp đặt mua 60 chiếc khăn lụa tại cửa hàng Khaisilk số 113 Hàng Gai (Hà Nội). Khi kiểm tra lô hàng nhận được, doanh nghiệp này phát hiện trong 60 chiếc khăn có một chiếc vừa mang mác “Khaisilk - Made in Viet Nam”, vừa mang mác “Made in China”. Sau đó, công ty này cho kiểm tra toàn bộ 59 chiếc khăn còn lại và phát hiện dấu vết cắt mác tại viền khăn. Giải thích cho việc này, đại diện cửa hàng cho biết, khi soạn hàng, nhân viên của cửa hàng đã lấy nhầm một chiếc khăn từ lô hàng khác mà không kiểm tra kỹ.

Tuy nhiên, mới đây, ông Hoàng Khải - Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk đã lên tiếng xác nhận vụ việc và cho biết Khaisilk có nhập hàng Trung Quốc từ những năm 1990 đến nay, số lượng hàng tơ lụa nhập khẩu trong hệ thống của Khaisilk hiện chiếm khoảng 50%, đồng thời doanh nhân nổi tiếng này cũng cúi đầu xin lỗi khách hàng.


Chiếc khăn lụa gắn 2 mác: "Made in Viet Nam" và "Made in China"

Trong nhiều năm nay, Khaisilk là thương hiệu uy tín và nổi tiếng bậc nhất trong lĩnh vực tơ tằm và dệt thủ công của Việt Nam. Đây cũng là thương hiệu tiên phong trong việc đưa sản phẩm lụa tơ tằm của Việt Nam ra thị trường thế giới. Sự việc thương hiệu này nhập hàng từ Trung Quốc và gắn mác Made in Vietnam không chỉ đánh mất niềm tin của người tiêu dùng trong nước, gây hoang mang trong dư luận mà còn ảnh hưởng tới hình ảnh của sản phẩm nước ta với người tiêu dùng quốc tế.

Trước tính chất nghiêm trọng của vu việc, ngày 26/10, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin về khăn lụa Khaisilk, nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị phải đề nghị ngay hướng xử lý kịp thời.

Theo quy định tại điểm e, khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP, hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa… được coi là hàng giả. Do đó, trong trường hợp nêu trên, chủ thương hiệu Khaisilk rất có thể sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng giả.

Khoản 1 Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định  hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa sẽ bị phạt tiền với mức từ 200.000 đồng - 30 triệu đồng. Ngoài bị phạt tiền, đối tượng vi phạm còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung gồm tịch thu tang vật vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và buộc khắc phục hậu quả.

Nếu hành vi cấu thành tội phạm, chủ của thương hiệu Khaisilk cũng có thể bị xử lý hình sự về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả và tội Lừa dối khách hàng. Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm đối với tội Sản xuất, buôn bán hàng giả; với tội Lừa dối khách hàng, tùy tính chất và mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm

Quy định xử phạt nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, để tìm hiểu thêm về những quy định liên quan, bạn đọc xem thêm:

Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội

Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định 124/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lừa đảo là hành vi được thực hiện bằng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hiện nay, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự với 4 khung hình phạt tùy theo mức độ vi phạm.

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Từ “biệt phủ” Yên Bái đến chuyện kê khai tài sản của công chức

Từ “biệt phủ” Yên Bái đến chuyện kê khai tài sản của công chức

Từ “biệt phủ” Yên Bái đến chuyện kê khai tài sản của công chức

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái được xác định thiếu trung thực khi kê khai tài sản. Trong khi đó, Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: Người kê khai tài sản có nghĩa vụ phải kê khai trung thực và chịu trách nhiệm về việc kê khai.