Mua bán rắn ngâm rượu có ngày "bóc lịch"

Rượu rắn được mọi người rỉ tai nhau với nhiều tác dụng như “thần dược”, khiến cho việc mua bán rắn diễn ra ngày càng phổ biến, công khai. Tác dụng từ rượu rắn thì chưa thấy đâu nhưng người mua bán rắn ngâm rượu có thể đối mặt với án phạt tù.

Một số loài rắn là động vật hoang dã quý hiếm

Tất cả các loài động vật hoang dã đều được bảo vệ, khoản 3 Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017 nghiêm cấm:

Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tang trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật, động vật rừng trái quy định.

Đặc biệt, Nghị định 06/2019/NĐ-CP một lần nữa nhấn mạnh, Hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, buôn bán các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên

Theo Nhóm IIB ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP, một số loài rắn thuộc danh mục các loài động vật rừng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Cụ thể, trong đó có rắn hổ chúa, rắn hổ mang một mắt kính, rắn hổ mang Trung Quốc, rắn hổ mang Xiêm, rắn ráo trâu…

Mua bán rắn ngâm rượu có ngày
Mua bán rắn bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Mua bán rắn hoang dã có thể “bóc lịch” 12 năm

các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã (ĐVHD) có thể bị phạt tù lên đến 15 năm hoặc 5 tỷ đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 15 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân.

Cụ thể tại Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng - 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có giá trị từ 300 triệu đồng - dưới

1 tỷ đồng; động vật hoang dã thông thường khác có giá trị từ 500 triệu đồng - dưới 1,5 tỷ đồng;

- Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB có giá trị từ 300 triệu đồng - dưới 1 tỷ đồng hoặc của động vật hoang dã thông thường khác có giá trị từ 500 triệu đồng - dưới 1,5 tỷ đồng […]

Nếu phạm tội thuộc trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

- Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá 1 tỷ đồng trở lên hoặc của động vật hoang dã khác trị giá 1,5 tỷ đồng trở lên;

- Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên.

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.