Con cái là cầu nối trong mối quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, khi bố mẹ đã ly hôn con mới được sinh ra thì về mặt pháp lý đứa bé sẽ thế nào? Là con chung hay con riêng?
Thông thường mọi người đều quan niệm con chung là con của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Nhưng theo quy định của Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì một đứa bé còn được coi là con chung trong các trường hợp sau đây:
1. Con sinh ra hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân
Trong thời gian hai người có quan hệ hôn nhân, người vợ mang thai và sinh con thì đứa bé đương nhiên là con chung của cả hai vợ chồng.
Tuy nhiên, nếu người cha hoặc người mẹ không thừa nhận đây là con chung thì phải đưa ra được bằng chứng và phải được Tòa án công nhận.
2. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng
Trước khi đăng ký kết hôn, người vợ đã có thai và sinh con. Trong trường hợp này, nếu hai người thừa nhận đây là con chung của mình thì đứa bé cũng được pháp luật công nhận là con chung của vợ chồng.
3. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.
Như vậy, sau 300 ngày kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt mà con được sinh ra thì đứa bé vẫn được xem là con chung của hai vợ chồng (căn cứ Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình).
Do đó, khi con được sinh ra sau ly hôn vẫn có thể được coi là con chung nếu thời gian đứa bé được sinh ra không quá 300 ngày tính từ ngày bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực.
Ngoài ra, trong trường hợp mang thai hộ theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, đứa bé sau khi sinh ra sẽ được coi là con chung của hai vợ chồng người nhờ mang thai.
Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.
>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?
>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất