Hướng dẫn các phương pháp chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền từ 28/10/2024

Được nêu tại Thông tư 14/2024/TT-BYT hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền của Bộ Y tế.

Theo đó, phương pháp chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BYT làm căn cứ để cơ sở xây dựng quy trình sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

Tại Phụ lục I kèm Thông tư 14/2024/TT-BYT về Phương pháp chung chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền về phương pháp sơ chế có 7 phương pháp sau:

- Phương pháp loại tạp

- Phương pháp rửa

- Phương pháp ngâm

- Phương pháp ủ

- Phương pháp thái phiến, cắt đoạn

- Phương pháp phơi

- Phương pháp sấy

Hướng dẫn các phương pháp chế biến dược liệu vị thuốc cổ truyền từ 28/10/2024
Hướng dẫn các phương pháp chế biến dược liệu vị thuốc cổ truyền từ 28/10/2024
(Ảnh minh họa)

Về phương pháp phức chế quy định như sau:

- Phương pháp phức chế có 26 phương pháp như: Phương pháp sao qua, phương pháp sao vàng, phương pháp sao vàng cháy cạnh, phương pháp sao vàng hạ thổ, phương pháp sao đen, phương pháp sao cháy, phương pháp chích rượu, phương pháp chích gừng…

Về phụ liệu chế biến gồm: Cám gạo, gạo, nước vo gạo, giấm, rượu hoặc ethanol dược dụng, dầu vừng, dịch gừng tươi..

Trường hợp cơ sở sử dụng phương pháp chế biến chưa có hoặc chưa được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BYT về phương pháp chế biến cụ thể của một số vị thuốc cổ truyền thì cơ sở tham khảo phương pháp chế biến được ghi trong:

  • Dược điển Việt Nam hoặc Dược điển các nước trên thế giới
  • Hoặc trong sách đào tạo dược sĩ, bác sĩ y học cổ truyền để xây dựng phương pháp chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại cơ sở
Đồng thời tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, an toàn, hiệu quả của sản phẩm sau chế biến.

Thông tư 14/2024/TT-BYT được ban hành ngày 06/9/2024 có hiệu lực từ ngày 28/10/2024, thay thế Thông tư 30/2017/TT-BYT .

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu giám sát cửa hàng xăng dầu còn sử dụng máy POS, điện thoại để lập hóa đơn điện tử

Yêu cầu giám sát cửa hàng xăng dầu còn sử dụng máy POS, điện thoại để lập hóa đơn điện tử

Yêu cầu giám sát cửa hàng xăng dầu còn sử dụng máy POS, điện thoại để lập hóa đơn điện tử

Nội dung này được Thủ tướng Chính phủ đề cập đến tại Công điện 129/CĐ-TTg về tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.