Treo biển quảng cáo thế nào để không bị phạt?

Cách đây hai năm, phố Lê Trọng Tấn được xây dựng thành tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên tại Hà Nội và mới đây đề án: "Thí điểm xây dựng đường Đình Thôn là tuyến đường văn minh, đô thị giai đoạn 2018 - 2020 định hướng đến 2030” vừa hoàn thành giai đoạn 1. Hiện nay, việc treo biển quảng cáo cần phải tuân theo những quy định nhất định.


Biển hiệu ngang có chiều cao tối đa 2m

Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định tại Điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012 và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành:

- Biển hiệu phải có các nội dung sau: Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Địa chỉ, điện thoại.

- Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật Quảng cáo 2012, như: Trên cùng một biển quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt…

- Kích thước biển hiệu được quy định như sau: Đối với biển hiệu ngang: Chiều cao tối đa là 2m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà; Đối với biển hiệu dọc: Chiều ngang tối đa là 1m, chiều cao tối đa là 4m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

- Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Quảng cáo năm 2012, với trường hợp xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương.

Treo biển quảng cáo thế nào để không bị phạt?

 Treo biển quảng cáo thế nào để không bị phạt? (Ảnh minh họa)


Diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu

Về vị trí và nội dung biển hiệu được hướng dẫn tại Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP. Theo đó:

- Vị trí biển hiệu: Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

- Nội dung biển hiệu: Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào…  

Ngày 20/05/2018, Bộ Xây dựng đã ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời”. Trường hợp biển hiệu treo ngang cổng hoặc lối vào trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân phải đảm bảo khoảng cách thông thủy từ mép dưới biển xuống điểm cao nhất của mặt lối đi không nhỏ hơn 4,25m.

Treo biển quảng cáo không đúng quy định bị phạt đến 40 triệu đồng

Cụ thể, theo quy định tại Điều 60 Nghị định 158/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính khi quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo sai quy định, theo đó:

- Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng: Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

- Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng: Xây dựng bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40m2 trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo…

Như vậy, để không bị phạt lên đến hàng chục triệu đồng, các tổ chức, cá nhân cần treo biển quảng cáo theo quy định tại Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Việc treo biển quảng cáo đúng quy định không chỉ thay đổi đột phá về diện mạo văn minh đô thị mà còn hạn chế những hiểm họa liên quan đến cháy nổ có thể xảy ra.


Xem thêm:

Quy định mới nhất về đặt biển quảng cáo ngoài trời

Luật Quảng cáo: Tổng hợp những nội dung đáng chú ý nhất 2019

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Luật Thuế thu nhập cá nhân: 8 nội dung cần biết

Luật Thuế thu nhập cá nhân: 8 nội dung cần biết

Luật Thuế thu nhập cá nhân: 8 nội dung cần biết

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Đây là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân nhằm góp phần cho sự phát triển của đất nước. Dưới đây là tổng hợp những nội dung cần biết của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung 2012.

Luật Bảo hiểm y tế: Những thông tin đáng quan tâm nhất năm 2018

Luật Bảo hiểm y tế: Những thông tin đáng quan tâm nhất năm 2018

Luật Bảo hiểm y tế: Những thông tin đáng quan tâm nhất năm 2018

Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc nhằm đem lại lợi ích chăm sóc sức khỏe tối thiểu cho mọi người. Luật Bảo hiểm y tế cùng những văn bản hướng dẫn đã cụ thể hóa các quy định trong lĩnh vực này. Bài viết dưới đây tổng hợp 09 vấn đề mới nhất, đáng lưu ý nhất về chính sách bảo hiểm y tế.

Lợi dụng hình ảnh “sao" Việt để quảng cáo, có thể bị phạt tù

Lợi dụng hình ảnh “sao

Lợi dụng hình ảnh “sao" Việt để quảng cáo, có thể bị phạt tù

Hoa hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo đã từng rất bức xúc khi bị kẻ xấu lợi dụng hình ảnh quảng cáo một sản phẩm lợi sữa mà mình không hề sử dụng. Không chỉ Hoa hậu mà rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cũng từng trở thành “nạn nhân” của hành vi này. Theo quy định pháp luật, hành vi lợi dụng hình ảnh người nổi tiếng để quảng cáo sẽ bị xử lý nghiêm.