“Dội bom” tin nhắn rác, nhà mạng bị phạt nặng

Tình trạng bị “dội bom” bởi những tin nhắn đến từ các nhà mạng, thương hiệu mua sắm… khiến không ít người cảm thấy “khó chịu”. Pháp luật hiện hành quy định thế nào về việc gửi tin nhắn quảng cáo đến khách hàng?


Mỗi ngày không gửi quá 3 tin nhắn quảng cáo đến 1 số điện thoại

Điều 24 Luật Quảng cáo 2012 quy định việc quảng cáo bằng hình thức gửi tin nhắn phải đảm bảo:

- Tổ chức, cá nhân chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo khi có sự đồng ý trước của người nhận;

- Nhà cung cấp dịch vụ thông tin điện tử, viễn thông chỉ được phép gửi tin nhắn có nội dung quảng cáo về các dịch vụ của mình; chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo đến điện thoại trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ; không được gửi quá 03 tin nhắn quảng cáo đến 01 số điện thoại trong vòng 24 giờ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người nhận;

- Tổ chức, cá nhân quảng cáo phải bảo đảm cho người nhận có khả năng từ chối quảng cáo; phải chấm dứt ngay việc gửi tin nhắn quảng cáo nếu người nhận thông báo từ chối quảng cáo và không được thu phí dịch vụ đối với thông báo từ chối của người nhận.

“Dội bom” tin nhắn rác, nhà mạng bị phạt nặng

“Dội bom” tin nhắn rác, nhà mạng bị phạt nặng (Ảnh minh họa)


Gửi tin nhắn quảng cáo từ 22 giờ - 7 giờ sáng hôm sau, phạt đến 20 triệu đồng

Điều 56 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi gửi tin nhắn quảng cáo như sau:

- Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Gửi tin nhắn nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ khi chưa được sự đồng ý của người nhận; Quảng cáo bằng gửi tin nhắn không được sự đồng ý trước đó của người nhận;

+ Gửi tin nhắn quảng cáo mà phần thông tin cho phép người nhận từ chối không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định, không bảo đảm cho người nhận có khả năng từ chối quảng cáo; Gửi tin nhắn quảng cáo không đầy đủ thông tin về người gửi hoặc thông tin về nhà cung cấp dịch vụ gửi theo quy định;

+ Không chấm dứt ngay việc gửi tin nhắn quảng cáo khi người nhận thông báo từ chối quảng cáo; Thu phí dịch vụ đối với thông báo từ chối quảng cáo của người nhận.

- Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo của nhà cung cấp dịch vụ thông tin điện tử, viễn thông sau đây:

+ Gửi tin nhắn quảng cáo đến điện thoại sau 22 giờ đến trước 7 giờ sáng hôm sau;

+ Gửi quá 03 tin nhắn quảng cáo đến một số điện thoại trong vòng 24 giờ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người nhận.

Bên cạnh đó, Điều 60 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định riêng mức phạt đối với các tổ chức được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, theo đó:

- Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ bằng tin nhắn không có đầy đủ các hình thức tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối theo quy định; Gửi hoặc phát tán tin nhắn rác; Cung cấp thông tin dự đoán trước kết quả xổ số;

- Phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng đối với hành vi cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ bằng tin nhắn, dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet không có hệ thống tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối của người nhận…

Như vậy, pháp luật đã quy định rất cụ thể về mức xử phạt khi gửi tin nhắn quảng cáo sai quy định. Hiện nay, trên hệ thống LuatVietnam đã cập nhật đầy đủ các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực QUẢNG CÁO, quý khách hàng muốn tìm hiểu các quy định liên quan có thể tham khảo tại đây.


Xem thêm:

Khi nào được dùng từ “nhất”, “số 1” trong quảng cáo?

Treo biển quảng cáo thế nào để không bị phạt?

Quảng cáo trên tivi: Chiếu quá 5 phút, phạt trăm triệu đồng

Lợi dụng hình ảnh “sao" Việt để quảng cáo, có thể bị phạt tù

Luật Quảng cáo: Tổng hợp những nội dung đáng chú ý nhất 2019

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ quy định cần biết về thuế giá trị gia tăng

Toàn bộ quy định cần biết về thuế giá trị gia tăng

Toàn bộ quy định cần biết về thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) tác động đến hầu hết các đối tượng trong xã hội. Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, được sửa đổi, bổ sung 2016 điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực này. Bài viết dưới đây tổng hợp các vấn đề pháp lý cơ bản, liên quan mật thiết đến đời sống người dân của pháp luật thuế GTGT.