Giả mạo người khác trên Facebook bị phạt đến 30 triệu đồng

Theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và vô tuyến điện, người nào giả mạo người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng…

Luật Công nghệ thông tin 2006 của Quốc hội có quy định nghiêm cấm hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân dù bất cứ mục đích gì. Tuy nhiên, cấm thì vẫn cấm và vi phạm thì vẫn cứ vi phạm, đặc biệt đối với người dùng mạng xã hội như Facebook, Instagram…

Mạo danh người khác trên mạng xã hội là hiện tượng diễn ra khá phổ biến. Các đối tượng bị giả mạo thường là những người nổi tiếng, những người có tầm ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng. Trong số những tài khoản giả mạo này, chỉ có một số ít được lập ra để cung cấp thông tin hữu ích cho người hâm mộ, số còn lại thường lợi dụng tên tuổi của người nổi tiếng vì mục đích cá nhân. Vụ việc một tài khoản Facebook mạo danh doanh nhân Nguyễn Quốc Cường (hay còn gọi là Cường Dollar) tặng thẻ cào điện thoại mới đây lại làm nóng lại vấn đề này.

Facebook giả được lập ra với tên “Cường Dollar”, sử dụng hình ảnh của doanh nhân nổi tiếng này và thường xuyên update những hoạt động liên quan đến nhân vật. Bài đăng trên tài khoản Facebook này thường có nội dung là “tặng thẻ cào điện thoại” cho những ai chia sẻ hoặc like bài viết và để lại số điện thoại.

Trước doanh nhân Nguyễn Quốc Cường, rất nhiều người nổi tiếng khác cũng bị giả mạo Facebook. Gần đây nhất là trường hợp của ca sĩ Mỹ Tâm. Một fanpage giả lấy tên là “Mỹ . Tâm” đã đăng những hình ảnh của nữ ca sĩ kèm nội dung “tặng mỗi người một thẻ 100k” nếu “like trang, chia sẻ ảnh và comment số điện thoại”.

Hàng loạt nghệ sĩ tên tuổi khác như nghệ sĩ Hoài Linh, MC Lại Văn Sâm, MC Phan Anh, Hoa hậu Mai Phương Thúy,… cũng từng là nạn nhân của trò giả mạo này.


Rất nhiều người nổi tiếng là nạn nhân của trò mạo danh
Việc giả mạo người khác trên Facebook chủ yếu nhằm mục đích “câu like”, tăng người theo dõi, thu thập thông tin cá nhân của người khác để bán lại cho các bên thứ ba. Mạo danh người khác trên mạng xã hội không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín người đó mà còn là một hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm quy định của Luật Công nghệ thông tin năm 2006 (Điều 12). Những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Với hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng (khoản 3, Điều 64, Nghị định 174/2013/NĐ-CP). Trong khi đó, khoản 3, Điều 66 của Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Trong trường hợp vi phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet với hình phạt là phạt tù.

Quy định nêu trên đã được áp dụng từ đầu năm 2014. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn chưa có nhiều người giả mạo người khác trên mạng xã hội bị xử phạt, cho dù hành vi này đã và đang diễn ra rất phổ biến. Trước khi để các cơ quan chức năng vào cuộc, bản thân mỗi người sử dụng mạng xã hội cần tỉnh táo chọn lọc thông tin để không rơi vào bẫy lừa đảo.

Để tìm hiểu thêm về các quy định được nêu trong bài, bạn đọc tham khảo:

Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội

Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số 37/2009/QH12 của Quốc hội

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Cấp phép cho lao động nước ngoài qua mạng: Đơn giản thủ tục để thu hút nhân lực chất lượng cao

Cấp phép cho lao động nước ngoài qua mạng: Đơn giản thủ tục để thu hút nhân lực chất lượng cao

Cấp phép cho lao động nước ngoài qua mạng: Đơn giản thủ tục để thu hút nhân lực chất lượng cao

Từ 02/10/2017, tiến hành cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài qua mạng. Quy định này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian của người làm thủ tục, đồng thời được kỳ vọng sẽ góp phần thu hút nguồn lao động nước ngoài có trình độ tới làm việc tại Việt Nam và giải quyết được vấn nạn lao động “chui”.

Tiêm thuốc an thần cho heo xử phạt thế nào?

Tiêm thuốc an thần cho heo xử phạt thế nào?

Tiêm thuốc an thần cho heo xử phạt thế nào?

Chỉ chưa đầy 2 tuần sau khi Nghị định mới nhất của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực, một vụ việc vi phạm lớn vẫn xảy ra: Hàng ngàn con heo bị tiêm thuốc an thần đang nằm la liệt chuẩn bị giết mổ, nhiều vỏ lọ thuốc an thần được cơ quan chức năng phát hiện tại một lò mổ lớn ở TP.HCM.