Có được đòi nợ thay người đã mất không?

Vay nợ là giao dịch dân sự phổ biến trong đời sống hàng ngày, nhiều trường hợp người cho vay qua đời, khi đó người thân có quyền đòi nợ thay người đã mất không? Bài viết sau của LuatVietnam sẽ giải đáp về vấn đề “có được đòi nợ thay người đã mất không?”

1. Quyền đòi nợ có phải là quyền tài sản không?

Tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó, Điều 115 Bộ luật này quy định quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Mặt khác, khoản 2 Điều 450 Bộ luật Dân sự quy định về mua bán quyền tài sản như sau:

2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì quyền đòi nợ được xác định là quyền tài sản.
 

co-duoc-doi-no-thay-nguoi-da-mat-khong
Quyền đòi nợ cũng là tài sản (Ảnh minh họa)

2. Có được đòi nợ thay người đã mất không?

Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế… hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

Mà theo phân tích ở phần trên, quyền đòi nợ là quyền tài sản do đó cũng được xác định là một loại tài sản và người cho vay có quyền để thừa kế quyền đòi nợ của mình.

Như vậy, khi một người qua đời thì di sản của họ sẽ được chia thừa kế theo di chúc hoặc chia thừa kế theo pháp luật.

Khi đó trong trường hợp người thân đã mất thì những người được chỉ định hưởng di sản thừa kế hoặc có quyền thừa kế theo pháp luật (trường hợp không có di chúc) được phép yêu cầu bên vay phải trả tiền. 

3. Người vay cố tình không trả nợ, phải làm gì?

Tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Khi đến hạn, bên vay phải hoàn trả bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, người vay có nghĩa vụ phải trả nợ khi đến hạn thanh toán theo thỏa thuận. Trường hợp người vay không trả nợ thì theo Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bên cho vay có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

Cụ thể, bên cho vay gửi đơn khởi kiện trực tiếp hoặc gián tiếp theo đường bưu điện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để yêu cầu giải quyết.

Xem chi tiết: Hồ sơ khởi kiện đòi nợ mới nhất 

Trên đây là giải đáp về Có được đòi nợ thay người đã mất không? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm toán là gì? Vai trò và chức năng của kiểm toán

Kiểm toán là gì? Vai trò và chức năng của kiểm toán

Kiểm toán là gì? Vai trò và chức năng của kiểm toán

Kiểm toán đóng vai trò tạo nên một nền tảng tài chính quốc gia minh bạch và chất lượng trong tiến trình đổi mới của nền kinh tế thị trường hiện nay. Vậy thực chất kiểm toán là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm cùng với các vai trò và chức năng của kiểm toán qua bài viết dưới đây!