Bên vay chây ỳ không trả nợ, gửi đơn kiện đòi tiền ở đâu?

Cho vay tiền nhưng bên vay chây ỳ không trả, hết lần này đến lần khác kiếm cớ khất nợ là chuyện không hiếm thấy. Để lấy lại tiền mà không phạm luật, bên cho vay chỉ có cách duy nhất là kiện lên Tòa để đòi nợ. 

1.Bên vay chây ỳ không trả tiền, gửi đơn kiện đòi nợ ở đâu?

Cho vay tiền là một trong những vấn đề dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, tại Điều 463 Bộ luật Dân sự quy định:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo quy định trên, trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ của người đi vay. Nếu hết thời hạn theo thỏa thuận mà bên vay vẫn chưa trả được nợ, bên cho vay có thể làm thủ tục khởi kiện ra tòa án để đòi tiền.

Căn cứ theo Điều 35, 39 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm với các vụ việc tranh chấp dân sự sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn (bên vay tiền) cư trú, làm việc.

Trong đó, nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống, bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Người khởi kiện có thể nộp đơn kiện trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên vay tiền cư trú, làm việc.

gui don kien doi no o dau



2. Hồ sơ kiện đòi nợ gồm những loại giấy tờ gì?

Thành phần hồ sơ khởi kiện đòi nợ gồm:

- Đơn khởi kiện.

- Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền… (nếu có).

- Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…

- Các tài liệu, chứng cứ khác.

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, một đơn khởi kiện phải có các nội dung sau đây:

- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm;những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Xem thêm: Mẫu Đơn khởi kiện đòi nợ chi tiết, thuyết phục nhất

3. Cho vay tiền không có giấy tờ, có kiện được không?

Hình thức của giao dịch dân sự quy định tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

Bên cạnh đó, Điều 463 Bộ luật Dân sự cũng quy định:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như đã nêu, cho vay tiền, tài sản là một trong những giao dịch dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự. Đồng thời, hiện nay pháp luật cũng không quy định hình thức của tất cả giao dịch dân sự hay hợp đồng vay tài sản bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản.

Theo đó, nếu cho vay tiền không có giấy tờ nhưng được thể hiện qua lời nói, hành vi hay tin nhắn, mail… thì pháp luật vẫn công nhận và bảo vệ.

Cần lưu ý, mặc dù có thể không cần thể hiện thông qua văn bản, giấy tờ nhưng thỏa thuận vay nợ bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự:

- Do những người có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự thực hiện;

- Các bên vay và cho vay phải hoàn toàn tự nguyện;

- Mục đích và nội dung thỏa thuận vay nợ không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội, không bị lừa dối, không nhằm che giấu cho một giao dịch khác…

Khi đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự như trên, việc thỏa thuận vay nợ giữa các bên dù không có giấy vay nợ được coi hợp pháp và người cho vay hoàn toàn có thể kiện đòi nợ người vay.

Trên đây là những quy định chung về vấn đề: Bên vay chây ỳ không trả nợ, gửi đơn kiện đòi tiền ở đâu? Với những trường hợp cụ thể, bạn có thể gọi 1900.6199 để LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.

>> Bắt giữ, đánh người để đòi nợ bị phạt về tội gì?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không vay nợ mà bị khủng bố điện thoại: Nạn nhân làm ngay việc này

Không vay nợ mà bị khủng bố điện thoại: Nạn nhân làm ngay việc này

Không vay nợ mà bị khủng bố điện thoại: Nạn nhân làm ngay việc này

Thời gian gần đây, tổng đài 1900.6199 của LuatVietnam liên tục nhận được rất nhiều cuộc gọi than phiền cũng như xin hướng giải quyết khi nhiều người không hề vay tiền nhưng liên tục bị các app khủng bố điện thoại để đòi nợ. Vậy trong trường hợp đó, nạn nhân cần phải làm sao?