Hành vi nào được coi là vi phạm sở hữu công nghiệp trên mạng Internet?

Thông tư 06/2024/TT-BKHCN được ban hành nhằm sửa đổi một số nội dung về vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được hướng dẫn tại Thông tư 11/2015/TT-BKHCN. Vậy quy định về vi phạm sở hữu công nghiệp trên mạng Internet có sự thay đổi như thế nào?

Hành vi nào được coi là vi phạm sở hữu công nghiệp trên mạng Internet?

So với quy định tại Thông tư 11/2015/TT-BKHCN, căn cứ để xác định một hành vi được coi là vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trên mạng Internet tại Thông tư 06/2024/TT-BKHCN đã có một số điểm mới như sau:

Tiêu chí

Quy định cũ

Quy định mới

Điều kiện đối với hành vi bị xem xét

- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;

- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép

- Xảy ra trên mạng Internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin ở Việt Nam.

- Xảy ra trên mạng Internet;

- Được thực hiện trên trang thông tin điện tử dưới tên miền Việt Nam hoặc có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt hoặc nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam

Quy định xử phạt đối với chủ thể thực hiện hành vi 

Chủ sở hữu tên miền quốc gia thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện hành vi cũng bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. 

Chủ thể đăng ký tên miền cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng tên miền mà biết hoặc có căn cứ để biết tổ chức, cá nhân đó sử dụng tên miền để thực hiện hành vi vi phạm cũng bị coi là thực hiện hành vi vi phạm. 

Phạm vi xử phạt

Bị xử phạt theo quy định tại các Điều 10, 11 và 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP

Bị xem xét xử phạt theo quy định tương ứng tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP

 

Vi phạm sở hữu công nghiệp trên mạng Internet, bị xử phạt thế nào?

Vi phạm sở hữu công nghiệp trên mạng Internet
Tùy thuộc vào hành vi cụ thể, các hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp trên mạng Internet đều sẽ bị xử phạt tương ứng theo các quy định Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

Trong đó mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trên mạng Internet được quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 99/2013/NĐ-CP như sau:

Cơ sở pháp lý

Hành vi vi phạm

Mức xử phạt

Điều 10 Nghị định 99/2013/NĐ-CP 

Xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí

Phạt tiền từ 

- 500.000 đồng đến 250 triệu đồng đối với cá nhân;

- 01 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với tổ chức.

Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP 

Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp

Phạt tiền từ 

- 500 nghìn đồng đến 250 triệu đồng đối với cá nhân;

- 01 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với tổ chức.

Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP

Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý

Phạt tiền từ 

- 04 triệu đồng đến 250 triệu đồng đối với cá nhân;

- 08 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với tổ chức.

Điều 13 Nghị định 99/2013/NĐ

Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo

Phạt tiền từ 

- 500.000 đồng đến 25 triệu đồng đối với cá nhân;

- 01 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với tổ chức.

Điều 14 Nghị định 99/2013/NĐ

Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Phạt tiền từ 

- 500.000 đồng đến 250 triệu đồng đối với cá nhân;

- 01 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với tổ chức.

Trên đây là quy định về vi phạm sở hữu công nghiệp trên mạng Internet được áp dụng thực hiện từ ngày 15/11/2024.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Ngày 10/10/2024, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 19/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 48/2020/TT-BCT. Trong đó, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm mới về quy chuẩn đối với nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm

Hành vi nào bị coi là vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp?

Hành vi nào bị coi là vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp?

Hành vi nào bị coi là vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp?

Hành vi vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 11/2015/TT-BKHCN. Tuy nhiên, Thông tư 06/2024/TT-BKHCN ban hành đã sửa đổi, bổ sung một số hành vi có liên quan đến việc vi phạm trong lĩnh vực này, cụ thể như sau

Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh từ 01/01/2024

Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh từ 01/01/2024

Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh từ 01/01/2024

Thông tư 19/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2023/TT-NHNN đã điều chỉnh một số nội dung xoay quanh quy định về giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh. Mời bạn đọc theo dõi cụ thể tại bài viết dưới đây.